Vắc-xin Ngừa COVID-19

Tiếp theo hành động pháp quy của Food and Drug Administration (FDA, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) đã khuyến nghị vắc-xin mRNA COVID-19 cập nhật năm 2023-2024 cho mỗi người từ 6 tháng tuổi trở lên là mục tiêu của biến thể phụ omicron XBB.1.5. Vắc-xin lưỡng trị COVID-19 không còn được cho phép hoặc có sẵn tại Hoa Kỳ. Các khuyến nghị vắc-xin COVID-19 mới như sau:

  • Trẻ em 6 tháng – 4 tuổi chưa tiêm vắc-xin được khuyến nghị tiêm 3 liều vắc-xin mRNA Pfizer cập nhật hoặc 2 liều vắc-xin mRNA Moderna cập nhật.
  • Trẻ em từ 6 tháng – 4 tuổi đã tiêm vắc-xin trước đây được khuyến nghị tiêm 1 hoặc 2 liều vắc-xin mRNA COVID-19 được cập nhật (thời gian và số liều tiêm tùy thuộc vào vắc-xin ngừa COVID-19 đã tiêm trước đó).
  • Bất kỳ người nào từ 5 tuổi trở lên bất kể đã tiêm vắc-xin trước đây hay chưa được khuyến nghị tiêm 1 liều vắc-xin mRNA COVID-19 được cập nhật ít nhất 2 tháng kể từ liều gần nhất bất kỳ vắc-xin ngừa COVID-19 nào.
  • Những người từ 12 tuổi trở lên đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 trước đây (và người chưa tiêm vắc-xin mRNA COVID-19 được cập nhật gần đây) có thể cân nhắc tiêm 1 liều vắc-xin Novavax COVID-19 năm 2023-2024, Tá chất, ít nhất 2 tháng sau liều tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 gần đây.
  • Những người từ 12 tuổi trở lên chưa tiêm vắc-xin có thể cân nhắc tiêm 2 liều vắc-xin Novavax COVID-19 năm 2023-2024, Tá chất, cách nhau 3 tuần.

Để được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, tôi cần phải biết những gì?

Tôi cần làm gì để được tiêm vắc-xin?

Truy cập Công Cụ Định Vị Vắc-Xin để tìm và đặt lịch hẹn.

Quý vị cũng có thể gửi tin nhắn Mã ZIP của quý vị đến số 438-829 (GET VAX) để biết địa điểm có vắc-xin ở gần quý vị.

Có phải trả phí khi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 không?

Trong đại dịch COVID-19, chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã mua tất cả các loại vắc-xin ngừa COVID-19 và cung cấp miễn phí cho toàn bộ cư dân có nhu cầu. Giờ đây, khi tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 gây ra đã kết thúc, vắc-xin ngừa COVID-19 dự kiến sẽ đi theo hướng như các loại vắc-xin khác, nghĩa là sẽ được các phòng khám và bệnh viện mua trực tiếp cho người lớn. Vắc xin COVID-19 sẽ vẫn có sẵn, nhưng một số người lớn có thể phải trả phí để được tiêm. 

Giống như các loại vắc-xin khác, vắc-xin ngừa COVID-19 có thể sẽ được hầu hết các chương trình bảo hiểm chi trả. Vắc-xin ngừa COVID-19 sẽ tiếp tục được cung cấp miễn phí cho tất cả trẻ em ở tiểu bang Washington cho đến sinh nhật lần thứ 19 của các em thông qua chương trình Vắc-xin cho Trẻ (chỉ Tiếng Anh). Ngoài ra còn có các chương trình dành cho người lớn có thể hỗ trợ thanh toán chi phí tiêm vắc-xin nếu họ không có bảo hiểm y tế hoặc chương trình của họ không chi trả cho vắc-xin. Truy cập HHS.gov (chỉ Tiếng Anh) để biết thêm thông tin về các chương trình này.

Vắc-xin ngừa COVID-19 sẽ tiếp tục được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người, miễn là nguồn cung cấp vắc xin do liên bang mua vẫn còn.

Bridge Access Program là gì?

Bridge Access Program (Chương trình Tiếp cận cầu nối) tạm thời cung cấp vắc-xin ngừa COVID-19 được cập nhật năm 2023-2024 miễn phí cho người lớn từ 19 tuổi trở lên không có bảo hiểm y tế và người lớn có bảo hiểm không bao trả toàn bộ chi phí vắc-xin ngừa COVID-19, cho đến tháng 12 năm 2024.  Để tìm vị trí nhà thuốc tham gia trong chương trình này, truy cập www.Vaccines.gov (chỉ tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha).

Bridge Access Program  là gì? Hay tôi có thể vẫn được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 nếu tôi không có bảo hiểm không?

Tuần qua, Health and Human Services (HHS) đã thông báo về Chương trình Bridge Access Program đốii với Vắc-xin và điều trị COVID-19 thông qua CDC. Chương trình Bridge Access Program là cách thức duy trì việc tiếp cận rộng rãi với vắc-xin ngừa COVID-19 cho hàng triệu người Mỹ không có bảo hiểm. Chương trình này tiếp tục bao trả miễn phí cho ước tính 25-30 triệu người lớn có lẽ không thể tiếp cận được với vắc-xin ngừa COVID-19 giá rẻ mà giờ đây vắc-xin đã được phân phối ra thị trường thương mại.

Hiện tại đang có sẵn những loại vắc-xin ngừa COVID-19 nào?

Có ba loại vắc-xin được U.S. Food and Drug Administration (FDA, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ) cho phép sử dụng khẩn cấp hoặc được phê duyệt đầy đủ. Các loại vắc-xin này hiện được cung cấp tại tiểu bang Washington state. Quý vị đã hoàn thành tiêm đủ liều (chỉ Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha) vắc-xin ngừa COVID-19 nếu đã tiêm liều mới nhất do CDC khuyến nghị cho quý vị. 

Vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech (Comirnaty):

Vắc-xin Pfizer-BioNTech ngừa COVID-19 dành cho trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi gồm ba liều, 2 liều đầu tiên được tiêm cách nhau 21 ngày và liều thứ ba được tiêm sau liều thứ hai ít nhất 8 tuần.

Vắc-xin Pfizer-BioNTech ngừa COVID-19 dành cho người trên 5 tuổi gồm một liều được cập nhật năm 2023-2024.

Vắc-xin COVID-19 Moderna (Spikevax):

Vắc-xin Moderna ngừa COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng - 4 tuổi gồm hai liều, được tiêm cách nhau một tháng.

Vắc-xin Moderna ngừa COVID-19 dành cho người trên 5 tuổi gồm một liều được cập nhật năm 2023-2024.

Vắc-xin COVID-19 Novavax:

Những người từ 12 tuổi trở lên đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 trước đây (và người chưa tiêm vắc-xin mRNA COVID-19 được cập nhật gần đây) có thể cân nhắc tiêm 1 liều vắc-xin Novavax COVID-19 năm 2023-2024, Tá chất, ít nhất 2 tháng sau liều tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 gần đây.

Những người từ 12 tuổi trở lên chưa tiêm vắc-xin có thể cân nhắc tiêm 2 liều vắc-xin Novavax COVID-19 năm 2023-2024, Tá chất, cách nhau 3 tuần.

Tôi có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 không nếu tôi đang mang thai, đang cho con bú hoặc dự định mang thai?

Có, dữ liệu cho thấy vắc-xin ngừa COVID-19 an toàn trong suốt quá trình mang thai. Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh), American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG, Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ), và Society for Maternal-Fetal Medicine (SMFM, Hiệp Hội Y Khoa Bà Mẹ - Thai Nhi) (chỉ có bằng Tiếng Anh) khuyến nghị tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc dự định mang thai. Thậm chí, một số nghiên cứu cho thấy nếu quý vị đã được tiêm vắc-xin, con của quý vị có thể được truyền kháng thể ngừa COVID-19 trong suốt quá trình mang thai và cho con bú sữa mẹ. Phụ nữ mang thai chưa được tiêm vắc-xin khi nhiễm COVID-19 có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như sinh non hoặc thai bị chết lưu. Ngoài ra, người nhiễm COVID-19 khi đang mang thai có nguy cơ cần hỗ trợ hồi sinh tim phổi nâng cao và đặt ống thở cao gấp hai đến ba lần bình thường.

Để tìm hiểu thêm các nguồn trợ giúp về việc nhận vắc-xin COVID-19 cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, vui lòng xem thông tin cập nhật trên trang web One Vax, Two Lives.

Tôi có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 khi tôi đang tiêm các vắc-xin thông thường không?

Có. Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP, Ủy Ban Tư Vấn về Thực Hành Chủng Ngừa) đã thay đổi khuyến nghị của họ vào ngày 12 tháng 5 năm 2021. Hiện tại quý vị có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cùng lúc với các loại vắc-xin khác.

Quý vị không cần sắp xếp lịch tiêm các loại vắc-xin nhà trường bắt buộc cho con em quý vị (chỉ có bằng Tiếng Anh) hoặc các loại vắc-xin được khuyến nghị khác riêng biệt với lịch tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Lịch hẹn tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 là một cơ hội khác để con em quý vị tiêm đúng hẹn tất cả các loại vắc-xin mà trẻ được khuyến nghị.

Thẻ hồ sơ tiêm vắc-xin là gì?

Quý vị sẽ nhận được một thẻ tiêm vắc-xin bằng giấy khi quý vị tiêm liều vắc-xin COVID-19 đầu tiên. Thẻ này sẽ cho quý vị biết loại vắc-xin quý vị đã tiêm (Comirnaty/Pfizer-BioNTech, Spikevax/Moderna, hoặc Johnson & Johnson) và ngày quý vị được tiêm.

Nếu quý vị tiêm liều bổ sung, quý vị cần đem theo phiếu tiêm chủng đến cuộc hẹn của mình. Nhà cung cấp vắc-xin của quý vị sẽ ghi chép liều tiêm.

Sau đây là một số lời khuyên hữu ích cần ghi nhớ khi giữ gìn thẻ tiêm vắc-xin của quý vị:

  • Giữ thẻ tiêm vắc-xin của quý vị giữa các liều tiêm và về sau.
  • Hãy chụp ảnh mặt trước và mặt sau của thẻ để chuẩn bị sẵn bản sao kỹ thuật số.
  • Cân nhắc gửi email ảnh đó cho quý vị, lập album hoặc gắn thẻ vào ảnh để quý vị có thể tìm lại ảnh dễ dàng.
  • Hãy chụp một bản sao nếu quý vị muốn mang theo.

Nếu quý vị làm mất thẻ tiêm vắc-xin, đăng nhập vào MyIR (My Immunization Registry (Sổ đăng ký tiêm ngừa của tôi)) (chỉ tiếng Anh) để tìm hồ sơ tiêm vắc-xin COVID-19 của quý vị, sau đó chụp ảnh màn hình hoặc chụp lại thông tin. Nếu quý vị chưa có tài khoản, quý vị có thể đăng ký MyIR vào bất cứ lúc nào.

Vui lòng lưu ý rằng có thể không xác minh được ngay hồ sơ của quý vị thông qua MyIR và việc truy cập hiện chỉ có bằng Tiếng Anh. Có dịch vụ hỗ trợ qua điện thoại trực tiếp về MyIRmobile hoặc các câu hỏi về hồ sơ tiêm vắc-xin bằng cách gọi đến đường dây nóng về COVID-19 của Department of Health (Sở Y Tế) theo số 833-VAX-HELP hoặc liên hệ qua email tại địa chỉ waiisrecords@doh.wa.gov.

Tính An Toàn và Hiệu Quả

Tại sao tôi nên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19?

Quý vị hoàn toàn có quyền lựa chọn tiêm hoặc không tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 nhưng chúng ta cần càng nhiều người tiêm vắc-xin càng tốt để chấm dứt đại dịch này. Vi-rút COVID-19 sẽ khó lây lan hơn khi nhiều người trong cộng đồng miễn dịch nhờ tiêm vắc-xin hoặc nhiễm vi-rút gần đây. Tỷ lệ tiêm vắc-xin càng cao thì tỷ lệ lây nhiễm càng thấp.

Vắc-xin ngừa COVID-19 có thể bảo vệ quý vị theo nhiều cách:

  • Chúng giảm đáng kể khả năng quý vị bị ốm trầm trọng nếu quý vị nhiễm COVID-19
  • Tiêm vắc-xin đầy đủ giúp giảm khả năng quý vị phải nhập viện và giảm nguy cơ tử vong do COVID-19.
  • Tiêm vắc-xin làm tăng số người được bảo vệ trong cộng đồng và khiến căn bệnh này khó lây lan hơn
  • Các chuyên gia vẫn tiếp tục nghiên cứu khả năng vắc-xin giúp ngăn chặn mọi người lây lan vi-rút cho những người khác.

Sau khi đã tiêm vắc-xin đầy đủ, quý vị vẫn có khả năng nhiễm COVID-19 nhưng khả năng đó thấp hơn rất nhiều so với khi quý vị không tiêm vắc-xin.

Những người không tiêm vắc-xin vẫn có thể nhiễm vi-rút và lây sang cho người khác. Một số người không thể tiêm vắc-xin vì các lý do y tế và điều này khiến cho họ đặc biệt dễ bị mắc COVID-19. Nếu quý vị không tiêm vắc-xin, quý vị cũng có nguy cơ nhập viện hoặc tử vong cao hơn do biến thể COVID-19.Tiêm vắc-xin giúp bảo vệ quý vị và gia đình, hàng xóm cùng cộng đồng của quý vị.

Tại sao tôi nên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 nếu hầu hết mọi người đều sống sót khi nhiễm bệnh?

Tử vong không phải là nguy cơ duy nhất do nhiễm COVID-19. Nhiều người mắc COVID-19 chỉ có các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, vi-rút cực kỳ khó đoán và chúng tôi biết một số biến thể COVID-19 có nhiều nguy cơ sẽ khiến quý vị mắc bệnh nặng. Một số người có thể mắc bệnh rất nặng hoặc tử vong do COVID-19, thậm chí cả những người trẻ tuổi không có bệnh trạng mạn tính. Những người khác, còn được gọi là “người mắc COVID kéo dài”, có thể có các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Chúng ta cũng chưa biết tất cả các ảnh hưởng lâu dài của COVID-19 vì đây là một loại vi-rút mới. Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng ngừa tốt nhất để chống lại vi-rút. Ngay cả khi quý vị còn trẻ tuổi và mạnh khỏe, quý vị nên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19.

Biến thể COVID-19 là gì?

Vi-rút đột biến (thay đổi) khi chúng lây truyền từ người này sang người khác. Một ‘biến thể' là một chủng vi-rút đã đột biến. Một số biến thể biến mất theo thời gian và một số khác tiếp tục lây lan trong cộng đồng.

Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật) xác định các biến thể vi-rút đáng quan ngại. Hiện tại, nhiều biến thể rất đáng quan ngại do chúng lây lan nhanh chóng và dễ dàng hơn, dẫn đến nhiều ca nhiễm COVID-19 hơn.

Làm sao chúng ta biết được các vắc-xin an toàn?

Để đảm bảo vắc-xin COVID-19 là an toàn, Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) đã mở rộng và tăng cường khả năng của quốc gia trong việc theo dõi sự an toàn của vắc-xin. Do đó, các chuyên gia về an toàn vắc-xin có thể theo dõi và phát hiện các vấn đề có thể chưa nhìn thấy trong quá trình thử nghiệm lâm sàng vắc-xin COVID-19.

Vắc-xin được FDA phê duyệt có ý nghĩa gì?

Để phê duyệt đầy đủ, FDA phải xem xét dữ liệu trong khoảng thời gian dài hơn so với khi cấp phép sử dụng khẩn cấp. Để vắc-xin được phê duyệt đầy đủ, dữ liệu phải cho thấy tính an toàn, hiệu quả và quản lý chất lượng ở cấp độ cao khi sản xuất vắc-xin.

Cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho phép FDA đưa sản phẩm vào sử dụng trong giai đoạn khẩn cấp đã được ban bố trước khi sản phẩm được cấp phép đầy đủ. Mục đích của EUA là đảm bảo mọi người có thể được tiêm vắc-xin cứu mạng trước khi có thể phân tích dữ liệu dài hạn hơn. Tuy nhiên, đối với EUA, vẫn yêu cầu phải xem xét kỹ lưỡng dữ liệu lâm sàng—chỉ là trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Bất kỳ EUA nào do FDA cấp phép cũng sẽ được Scientific Safety Review Workgroup (Nhóm Công Tác Đánh Giá An Toàn Khoa Học) kiểm tra sâu hơn, theo như Western States Pact (Hiệp Ước Các Tiểu Bang Miền Tây) (chỉ có bằng Tiếng Anh).

Western States Pact là gì?

Nhóm công tác này đã cung cấp một lớp đánh giá khác của chuyên gia về tính an toàn của vắc-xin. Hội đồng bao gồm các chuyên gia được chỉ định bởi tất cả quốc gia thành viên và các nhà khoa học được công nhận trên toàn quốc có chuyên môn về tiêm chủng và sức khỏe cộng đồng. Nhằm phối hợp chặt chẽ và hợp tác với các tiểu bang miền Tây khi COVID-19 được tuyên bố là tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe, hội đồng này đã xem xét tất cả dữ liệu công khai có sẵn đồng thời với các đánh giá của liên bang đối với bốn loại vắc-xin mà chúng ta hiện có sẵn ở tiểu bang Washington. Khi chuyển sang giai đoạn phục hồi mới của đại dịch, Western States Pact (Hiệp Ước Các Tiểu Bang Miền Tây) đã bị giải tán và U.S. Food and Drug Administration (FDA, Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ) sẽ là người xác định việc cấp phép sử dụng vắc-xin ở các tiểu bang phía Tây cũng như Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) sẽ đưa ra các khuyến nghị về vắc-xin.

Có thể xem các phát hiện của Western States Scientific Safety Review Workgroup tại:

Vắc-xin ngừa COVID-19 sẽ hoạt động như thế nào trong cơ thể tôi?

Hãy xem video về cách vắc-xin hoạt động trong cơ thể quý vị.

Vắc-xin mRNA (vắc-xin ngừa COVID-19 Pfizer và Moderna)

Có hai loại vắc-xin hiện tại có tên là vắc-xin RNA thông tin (mRNA).

Vắc-xin mARN hướng dẫn các tế bào trong cơ thể quý vị tạo ra một loại protein vô hại tìm thấy trên bề mặt vi-rút corona. Hệ miễn dịch của quý vị thấy rằng protein đó không nên có trong cơ thể và cơ thể quý vị bắt đầu tạo kháng thể. Các kháng thể này sẽ nhớ cách chống lại COVID-19 nếu quý vị bị nhiễm bệnh trong tương lai. Khi quý vị được tiêm vắc-xin, quý vị phát triển khả năng miễn dịch với COVID-19 mà không buộc phải bị nhiễm bệnh. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, mRNA nhanh chóng phân giải và được cơ thể đào thải chỉ trong một vài ngày.

Vắc xin tiểu đơn vị protein (Vắc-xin COVID-19 Novavax)

Một trong những loại vắc-xin ngừa COVID-19 được Food and Drug Administration (FDA, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ) cho phép là vắc-xin tiểu đơn vị protein. Vắc-xin tiểu đơn vị protein chứa các mảnh của vi-rút (protein) gây ra COVID-19 (được tạo ra mà không sử dụng bất kỳ vi-rút sống nào) với một chất phụ gia nhằm giúp vắc-xin hoạt động tốt hơn trong cơ thể. Một khi hệ thống miễn dịch của quý vị biết cách phản ứng với protein đột biến, nó sẽ có thể phản ứng nhanh chóng với vi-rút thực tế và bảo vệ quý vị chống lại COVID-19. Vắc-xin tiểu đơn vị không thể khiến cơ thể nhiễm vi-rút gây ra COVID-19 và không tương tác với DNA của chúng ta.

Vắc-xin tiểu đơn vị vi-rút hiện có là vắc-xin gồm 2 liều. Thường mất khoảng 2 tuần sau khi nhận liều thứ 2 để chúng ta được bảo vệ hoàn toàn.

Đôi khi việc tiêm vắc-xin có thể gây ra sốt nhẹ hoặc các triệu chứng như bị cảm, nhưng những điều này không có hại.

Để biết thêm thông tin, hãy xem các nguồn thông tin này: Thông Tin Nhanh về Các Vắc-xin Ngừa COVID-19Vắc-xin Ngừa COVID-19: Những Điều Cần Biết.

Khi trong cộng đồng có đủ số người có thể chống lại vi-rút corona, vi-rút sẽ không thể lây lan cho ai nữa. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể ngăn chặn lây lan nhanh hơn và tiến gần hơn một chút đến việc chấm dứt đại dịch này.

Vắc-xin ngừa COVID-19 được tạo ra như thế nào?

Video ngắn này giải thích cách vắc-xin ngừa COVID được tạo ra.

Vắc-xin mRNA là gì?

Vắc-xin RNA thông tin, hay vắc-xin mRNA là một loại vắc-xin mới. Các vắc-xin mRNA hướng dẫn các tế bào trong cơ thể quý vị tạo ra một loại “protein gai” vô hại. Protein gai là những gì quý vị có thể thấy được trên bề mặt của vi-rút corona. Hệ thống miễn dịch của quý vị thấy rằng protein này không thuộc về cơ thể quý vị, và cơ thể quý vị bắt đầu xây dựng một phản ứng miễn dịch và tạo ra kháng thể. Điều này cũng tương tự với những gì xảy ra khi chúng ta nhiễm COVID-19 một cách “tự nhiên”. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, mRNA nhanh chóng phân giải và được cơ thể đào thải chỉ trong một vài ngày.

Mặc dù trước đây chúng ta đã dùng mRNA cho các kiểu chăm sóc y tế và thú y khác, việc chế tạo vắc-xin bằng phương pháp này là một bước tiến lớn đối với khoa học và có thể mang ý nghĩa rằng các loại vắc-xin trong tương lai có thể được tạo ra dễ dàng hơn.

Quý vị có thể đọc về cách vắc-xin mRNA hoạt động trên trang web của CDC.

Vắc xin tiểu đơn vị protein là gì?

Một trong những loại vắc-xin ngừa COVID-19 được Food and Drug Administration (FDA, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ) cho phép là vắc-xin tiểu đơn vị protein. Vắc-xin tiểu đơn vị protein chứa các mảnh của vi-rút (protein) gây ra COVID-19 (được tạo ra mà không sử dụng bất kỳ vi-rút sống nào) với một chất phụ gia nhằm giúp vắc-xin hoạt động tốt hơn trong cơ thể. Một khi hệ thống miễn dịch của quý vị biết cách phản ứng với protein đột biến, nó sẽ có thể phản ứng nhanh chóng với vi-rút thực tế và bảo vệ quý vị chống lại COVID-19. Vắc-xin tiểu đơn vị không thể khiến cơ thể nhiễm vi-rút gây ra COVID-19 và không tương tác với DNA của chúng ta.

Chất bổ trợ là gì?

Chất bổ trợ trong Novavax là chất phụ gia nhằm giúp tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Có những thành phần nào trong vắc-xin?

Các thành phần có trong vắc-xin ngừa COVID-19 khá điển hình đối với các loại vắc-xin. Các vắc-xin này chứa hoạt chất là RNA thông tin (mRNA) hoặc vi-rút adeno đã biến đổi, cùng với các thành phần khác như chất béo, muối và đường để bảo vệ hoạt chất, giúp hoạt chất có hiệu quả hơn trong cơ thể và bảo vệ vắc-xin trong quá trình bảo quản và vận chuyển.

Vắc-xin Novavax ngừa COVID-19 là vắc-xin dựa trên tiểu đơn vị protein có chứa chất phụ gia, cùng với chất béo và đường để giúp vắc-xin hoạt động tốt hơn trong cơ thể. Vắc-xin này không sử dụng mRNA.

Các vắc-xin của Pfizer, Moderna, Novavax và Johnson and Johnson không chứa tế bào của người (gồm cả tế bào của thai nhi), vi-rút COVID-19, cao su, chất bảo quản hay bất kỳ phụ phẩm nào từ động vật bao gồm các sản phẩm thịt heo hoặc gelatin. Các vắc-xin này không được nuôi cấy trong trứng và không chứa bất kỳ sản phẩm nào từ trứng.

Hãy xem mục Hỏi Đáp này; trang web từ Children's Hospital of Philadelphia (Tiếng Anh) để biết thêm thông tin về các thành phần. Quý vị cũng có thể xem được danh sách thành phần đầy đủ trong tờ thông tin về vắc-xin của Pfizer, Moderna, NovavaxJohnson & Johnson

Vắc-xin ngừa COVID-19 có gây vô sinh không?

Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy vắc-xin có khả năng gây vô sinh hoặc liệt dương. Khi thâm nhập vào cơ thể quý vị, vắc-xin sẽ tác động lên hệ miễn dịch để tạo ra các kháng thể chống lại vi-rút corona. Quá trình này sẽ không ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản của quý vị.

Centers for Disease Control and Prevention (CDC), American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG) (Tiếng Anh), và Society for Maternal-Fetal Medicine (SMFM) (Tiếng Anh) khuyến nghị tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc dự định mang thai. Nhiều người tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đã mang thai hoặc sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh.

Hiện không có bằng chứng cho thấy bất kỳ vắc-xin nào, bao gồm vắc-xin ngừa COVID-19, gây ra các vấn đề vô sinh ở nam giới. Một nghiên cứu nhỏ gần đây được thực hiện trên 45 người đàn ông khỏe mạnh (Tiếng Anh), những người đã được tiêm vắc-xin mRNA ngừa COVID-19 (tức là Pfizer-BioNTech hoặc Moderna) đã xem xét các đặc điểm của tinh trùng, như số lượng và khả năng di chuyển, trước và sau khi tiêm vắc-xin. Các nghiên cứu cho thấy không có các thay đổi đáng kể ở các đặc điểm này của tinh trùng sau khi tiêm vắc-xin.

Sốt do bệnh tật đã có liên quan đến việc giảm khả năng sản xuất tinh trùng ở nam giới khỏe mạnh trong thời gian ngắn. Mặc dù sốt có thể là một tác dụng phụ tạm thời của việc tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, hiện không có bằng chứng nào cho thấy sốt sau khi tiêm vắc-xin ngừa COVID gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng.

Hãy xem Thông tin về Vắc-xin ngừa COVID-19 cho những người muốn có con của CDC để biết thêm thông tin. Quý vị cũng có thể xem Trang web về các loại Vắc-xin ngừa COVID-19 của CDC để biết thông tin thực tế về các loại vắc-xin.

Các triệu chứng nào là bình thường sau khi tiêm vắc-xin?

Cũng như các loại vắc-xin thông thường khác, các phản ứng phụ phổ biến bao gồm đau cánh tay, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ.

Các triệu chứng này là một dấu hiệu cho thấy vắc-xin đang hoạt động. Trong khi thử nghiệm Pfizer và Moderna, những tác dụng phụ này thường xảy ra nhất trong vòng hai ngày sau khi tiêm vắc-xin, và kéo dài khoảng một ngày. 

Đối với cả ba loại vắc-xin, những người trên 55 tuổi thường ít báo cáo gặp phải tác dụng phụ hơn so với những người trẻ tuổi hơn.

Quý vị có thể thấy một số tin đồn về các tác dụng phụ không có thật trên mạng trực tuyến hoặc mạng xã hội. Hãy đảm bảo mỗi khi quý vị thấy được một luận điệu về một tác dụng phụ của vắc-xin, quý vị kiểm tra nguồn gốc của luận điệu đó.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi bị ốm sau khi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19?

Cũng như các loại vắc-xin thông thường khác, vắc-xin ngừa COVID-19 thường đi cùng với các tác dụng phụ, chẳng hạn như đau cánh tay, sốt, nhức đầu hoặc mệt mỏi sau khi tiêm vắc-xin. Đó là các dấu hiệu cho thấy vắc-xin đang phát huy tác dụng. Tìm hiểu thêm về các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi nhận vắc-xin COVID-19.

Nếu quý vị bị bệnh sau khi tiêm vắc-xin, quý vị nên báo cáo sự kiện bất lợi cho Vaccine Adverse Event Reporting System (VAERS, Hệ Thống Báo Cáo Sự Kiện Bất Lợi Với Vắc-xin) (chỉ có bằng Tiếng Anh). Một “sự kiện bất lợi” là bất kỳ vấn đề sức khỏe hay tác dụng phụ nào diễn ra sau khi tiêm vắc-xin. Để biết thêm thông tin về VAERS, hãy xem "VAERS là gì?" ở bên dưới

VAERS là gì?

VAERS là một hệ thống cảnh báo sớm được dẫn dắt bởi Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) và Food and Drug Administration (FDA, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ). VAERS có thể giúp xác định các vấn đề có thể có liên quan đến một loại vắc-xin.

Bất kỳ ai (nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân, người chăm sóc) cũng có thể báo cáo các phản ứng phụ bất lợi có khả năng xảy ra cho VAERS (chỉ có bằng Tiếng Anh).

Có giới hạn đối với hệ thống. Một báo cáo VAERS không có nghĩa là vắc-xin gây ra phản ứng hoặc hệ quả. Điều này chỉ có nghĩa rằng việc tiêm vắc-xin diễn ra trước.

VAERS được thiết lập nhằm giúp các nhà khoa học phát hiện được các xu hướng hoặc lý do mà họ cần điều tra về một vấn đề có thể xảy ra. Đây không phải là danh sách các hệ quả của việc tiêm vắc-xin đã được xác nhận.

Khi quý vị báo cáo cho VAERS, quý vị sẽ giúp CDC và FDA xác định được các quan ngại về sức khỏe có thể xảy ra và đảm bảo các vắc-xin an toàn. Nếu phát sinh bất kỳ vấn đề nào, họ sẽ hành động và thông báo cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về các quan ngại có thể xảy ra.

Tôi có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 không nếu tôi đã bị nhiễm COVID-19?

Có, Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP, Ủy Ban Cố Vấn về Các Biện Pháp Thực Hành Chủng Ngừa) khuyến nghị tất cả những người đã bị nhiễm COVID-19 vẫn cần tiêm vắc-xin.

Dữ liệu cho thấy ít trường hợp tái nhiễm COVID-19 trong 90 ngày sau khi bị nhiễm, vì vậy quý vị có thể có sự bảo vệ (được gọi là miễn dịch tự nhiên) nhất định. Tuy nhiên, chúng ta không biết khả năng miễn dịch tự nhiên có thể tồn tại trong bao lâu.

Những người hiện đang nhiễm COVID-19 nên chờ để được tiêm vắc-xin cho đến khi họ cảm thấy khỏe hơn và đã hết thời gian cách ly của họ.

Những người gần đây đã phơi nhiễm với COVID-19 cũng cần đợi hết giai đoạn cách ly kiểm dịch mới tiêm vắc-xin, nếu họ có thể cách ly kiểm dịch an toàn khỏi những người khác. Nếu họ có nguy cơ lây nhiễm cao đối với những người khác, họ có thể được tiêm vắc-xin trong giai đoạn cách ly kiểm dịch để ngăn chặn sự lây lan.

Vui lòng tham khảo trang Cách Ly và Cách Ly Kiểm Dịch liên quan đến COVID-19 để tìm hiểu về các hướng dẫn cách ly và cách ly kiểm dịch.

Tôi có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 không nếu trước đây tôi đã từng có phản ứng dị ứng với vắc-xin?

Không nên tiêm vắc-xin cho những người có tiền sử rõ ràng về phản ứng dị ứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sốc phản vệ, với một liều vắc-xin mRNA hoặc véc-tơ vi-rút trước đó, hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech/Comirnaty, Moderna, Novavax hoặc

Những ai đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các loại vắc-xin khác hoặc với liệu pháp tiêm vẫn có thể được tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, nhà cung cấp nên thực hiện đánh giá rủi ro và tư vấn cho họ về các rủi ro tiềm ẩn. Nếu bệnh nhân quyết định tiêm vắc-xin, nhà cung cấp phải quan sát họ trong vòng 30 phút để giám sát bất kỳ phản ứng tức thời nào.

Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP) khuyến nghị các nhà cung cấp quan sát tất cả các bệnh nhân khác trong ít nhất 15 phút sau khi tiêm vắc-xin để giám sát phản ứng dị ứng. Hãy xem các cân nhắc lâm sàng tạm thời đối với vắc-xin mRNA của ACIP (Tiếng Anh) để biết thêm thông tin.

Trường Học và Cơ Sở Chăm Sóc Trẻ

Người dưới 18 tuổi có thể tiêm vắc-xin được không?

Tại thời điểm này, 2 loại vắc-xin COVID-19 Pfizer-BioNTech (Pfizer) và Moderna được phép sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin Novavax dành cho những người trên 12 tuổi theo Emergency Use Authorization (EUA, Giấy Phép Sử Dụng Khẩn Cấp).

Thanh thiếu niên dưới 17 tuổi có thể cần được sự chấp thuận của cha mẹ hoặc người giám hộ (chỉ Tiếng Anh) để được tiêm vắc-xin, trừ khi trẻ sống tự do về mặt pháp lý. Hãy truy cập trang web của chúng tôi về Vaccinating Youth (Tiêm vắc-xin cho thanh niên) để biết thêm thông tin.

Hãy kiểm tra với phòng khám tiêm vắc-xin để biết yêu cầu của họ trong việc xuất trình bằng chứng chấp thuận của cha mẹ hoặc sống tự do về mặt pháp lý.

Tiểu bang có yêu cầu tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 để nhập học Mẫu giáo-Lớp 12 không?

State Board of Health (Hội Đồng Y Tế Tiểu Bang), không phải Department of Health (Sở Y Tế), có thẩm quyền đưa ra yêu cầu chủng ngừa đối với trẻ em tại các trường học Mẫu giáo-Lớp 12 Revised Code of Washington (RCW, Bộ Luật Sửa Đổi Của Washington) 28A.210.140 (chỉ tiếng Anh).

Con em tôi có được tiêm vắc-xinkhác khi đang tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 không?

Bây giờ, mọi người có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 trong vòng 14 ngày sau khi tiêm các vắc-xin khác, bao gồm cả việc tiêm cùng ngày.

Liệu yêu cầu chủng ngừa tại trường học có bất kỳ thay đổi linh hoạt nào trong năm học 2023-2024 do đại dịch COVID-19 không?

State Board of Health (Hội Đồng Y Tế Tiểu Bang) sẽ xác định liệu sẽ có bất kỳ thay đổi nào đối với yêu cầu chủng ngừa tại trường học hay không. Vào thời điểm này, các yêu cầu chủng ngừa tại trường học vẫn duy trì như cũ. Trẻ em sẽ cần đáp ứng các yêu cầu tiêm vắc-xin trước khi vào học ngày đầu tiên tại trường học.

Cuộc sống sau khi tiêm vắc-xin

Khi nào thì tôi được coi là đã hoàn thành tiêm đủ liều vắc-xin ngừa COVID-19?

Quý vị đã hoàn thành tiêm đủ liều (chỉ Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha) vắc-xin ngừa COVID-19 nếu đã tiêm liều mới nhất do CDC khuyến nghị cho quý vị.

Tôi có cần phải xuất trình bằng chứng tiêm vắc-xin không?

Quý vị có thể sẽ phải chứng minh rằng mình đã được nhận vắc-xin ngừa COVID-19 ở một số khu vực, doanh nghiệp hoặc tại một số sự kiện nhất định.

Vì thế nên xem thẻ thông tin tiêm vắc-xin bằng giấy của quý vị như giấy khai sinh hoặc các giấy tờ chính thức khác! Hãy chụp ảnh cho thẻ và giữ ở nhà. Đọc thêm về thẻ thông tin tiêm vắc-xin và hồ sơ chủng ngừa.

Sẽ ra sao nếu tôi không nhận vắc-xin COVID-19 đúng hạn?

Nếu quý vị chưa nhận vắc-xin COVID-19 khi đã tới hạn:

  • Hãy tìm vắc-xin COVID-19 miễn phí ở gần quý vị!
  • Cân nhắc đeo khẩu trang vừa vặn trong các môi trường công cộng đông đúc trong nhà.
  • Xét nghiệm COVID-19 nếu quý vị đang xuất hiện các triệu chứng.
  • Nếu quý vị đi ra bên ngoài, hãy xét nghiệm COVID-19 trước và sau khi đi.
Tôi có thể bị bệnh do COVID-19 sau khi đã tiêm vắc-xin không?

Các vắc-xin rất hiệu quả, nhưng không đạt mức 100%. Nếu quý vị có các triệu chứng như COVID-19, quý vị nên tránh xa những người khác và liên hệ với một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Họ có thể khuyến nghị thực hiện xét nghiệm COVID-19.

Để xem thông tin xét nghiệm COVID-19, vui lòng xem Thông Tin Xét Nghiệm.

Tôi nên làm gì nếu đã tiếp xúc với người mắc COVID-19?

Vui lòng tham khảo trang Cách Ly và Cách Ly Kiểm Dịch liên quan đến COVID-19 để tìm hiểu về các hướng dẫn cách ly và cách ly kiểm dịch.

Làm thế nào để tôi quản lý được căng thẳng và lo âu do các vấn đề xoay quanh COVID-19?

Chúng tôi hiểu rằng đại dịch có thể tác động đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của quý vị. Quý vị không đơn độc. Nhiều người ở Washington đang đối mặt với căng thẳng và lo âu liên quan đến tài chính và khó khăn về việc làm, đóng cửa trường học, cách ly xã hội, quan ngại về sức khỏe, đau buồn và mất mát, và nhiều lý do khác. Điều này cũng bao gồm âu lo gia tăng có thể xảy đến khi quay lại với các hoạt động công cộng.

Sau đây là một số nguồn trợ giúp có thể giúp quý vị quản lý căng thẳng và lo âu:

Nguồn lực và Thông tin Bổ sung

Các nguồn trợ giúp COVID-19 dành cho các nhóm cụ thể

Trẻ em và Thanh niên

Người đang cho con bú và/hoặc Đang mang thai

Người nhập cư và Người tị nạn

Người không thể ra khỏi nhà

Có thể tìm thêm các nguồn trợ giúp bổ sung dành cho các cộng đồng cụ thể trên trang web Công bằng và Cùng tham gia Vắc-xin (chỉ có bằng Tiếng Anh)

Câu hỏi của tôi không được trả lời tại đây. Tôi có thể tìm hiểu thêm bằng cách nào?

Các câu hỏi chung có thể gửi đến covid.vaccine@doh.wa.gov.