Mpox

Việc lây nhiễm vi-rút Đậu Mùa Khỉ (mpox, từ viết tắt của bệnh này trong tiếng Anh) có thể gây ra bệnh bao gồm các vết phát ban và những triệu chứng khác. Bệnh này không xảy ra thường xuyên ở Hoa Kỳ nhưng gần đây đang bùng phát dịch bệnh mpox với các ca nhiễm lây lan khắp tiểu bang Washington và trong nước cũng như các quốc gia khác.

Mpox có thể lây nhiễm từ người sang người với bất kỳ tiếp xúc gần, tiếp xúc với da, bất kể mọi khuynh hướng tính dục hay bản dạng giới hoặc tuổi tác, bao gồm cả trẻ em. Bất kỳ ai cũng có thể bị mpox. mpox cũng có thể lây nhiễm giữa động vật và lây từ động vật sang người.

Tìm hiểu thêm

Gọi 1-833-829-HELP nếu quý vị có câu hỏi về các yếu tố nguy cơ, vắc-xin, xét nghiệm hoặc điều trị mpox. Hỗ trợ ngôn ngữ sẵn sàng phục vụ với 240 ngôn ngữ.

Thông qua quan hệ đối tác đang tiếp diễn với Washington 211, dịch vụ này hoạt động từ 6:00 sáng đến 10:00 tối vào Thứ Hai và 6:00 sáng đến 6:00 tối từ Thứ Ba đến Chủ Nhật cả các ngày lễ theo quy định của tiểu bang. Nhân viên tiếp nhận cuộc gọi sẽ không thể sắp xếp các cuộc hẹn tiêm vắc-xin.

Đối với những người khiếm thị, khó nghe và người dùng TTY: Sử dụng dịch vụ chuyển tiếp ưu tiên của quý vị hoặc quay số 711, rồi gọi 1-833-829-4357 (HELP).

 Xem thông tin chi tiết về nhân khẩu học và vắc-xin cho đợt bùng phát Mpox ở tiểu bang Washington. Thông tin này được cập nhật vào mỗi Thứ Hai, Thứ Tư và Thứ Sáu hàng tuần.

Số Lượng Ca Bệnh và Bản Đồ của CDC

Số lượng ca nhiễm tại tiểu bang Washington

Updated May 23, 2023 at 9:00 a.m. PT

Actualizado 8/23/2023 9:00 a.m. PT

تم التحديث في 23 مايو 2023 الساعة 9 صباحًا بتوقيت المحيط الهادئ

更新于太平洋标准时间 2023 年 5 月 23 日上午 9:00

更新于太平洋标准时间 2023 年 5 月 23 日上午 9:00

បានធ្វើបច្ចុប្បន្នភាពនៅថ្ងៃទី 23 ខែឧសភា ឆ្នាំ 2023 នៅម៉ោង 9:00 ព្រឹក PST

2023년 5월 23일 오전 9:00 PST에 업데이트됨

23 ਮਈ, 2023 ਨੂੰ ਸਵੇਰੇ 9:00 ਵਜੇ PST ਨੂੰ ਅੱਪਡੇਟ ਕੀਤਾ ਗਿਆ

Обновлено 23 мая 2023 г., 9:00 по тихоокеанскому времени.

La cusbooneysiiyay May 23, 2023 9:00 AM PST

Ang update ay May 23, 2023 nang 9:00 am PST

Оновлено 23 травня 2023 року о 9:00 за тихоокеанським стандартним часом

Cập nhật vào ngày 123tháng 5 năm 2023, 0:00 sáng PST

CountyCondadoعدد الحالات郡县郡縣ខោនធី​카운티ਕਾਉਂਟੀОкругDegmadaCountyОкругQuận Number of casesCantidad de casosالمقاطعة病例数病例數ចំនួនករណីឆ្លង감염 사례 수 ਮਾਮਲਿਆਂ ਦੀ ਗਿਣਤੀ Количество случаевTirada kiisaskaBilang ng kasoКількість випадківSố ca nhiễm
Benton <10
Chelan <10
Clallam <10
Clark 15
Cowlitz <10
Grant <10
Grays Harbor <10
Island <10
King 534
Kitsap <10
Kittitas <10
Lewis <10
Mason <10
Pierce 61
Skagit <10
Snohomish 41
Spokane 10
Thurston <10
Walla Walla <10
Whatcom <10
Yakima <10
Total casesCasos totalesإجمالي الحالات病例总数病例總數ករណីឆ្លងសរុប총 감염 사례 수ਕੁੱਲ ਮਾਮਲੇВсего случаевWadarta guud ee kiisaskaKabuuang bilang ng kasoУсього випадків зараженняTổng số ca nhiễm 698

Tải Tờ Thông Tin

Tờ thông tin dành cho người đồng tính nam, song tính và những người đàn ông khác có quan hệ tình dục đồng giới (PDF)

Mpox – Những điều quý vị cần biết (PDF)


picture of monkeypox rash on the palm of a hand
picture of monkeypox rash on a wrist
picture of monkeypox rash on a thumb

 

picture of monkeypox rash on a person's back

Câu Hỏi Thường Gặp

 Giới Thiệu về mpox

mpox lây nhiễm như thế nào?

Việc lây nhiễm mpox yêu cầu có tiếp xúc gần với những người có triệu chứng. Các tương tác nhanh không liên quan đến tiếp xúc cơ thể và tương tác chăm sóc sức khỏe được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị bảo vệ thích hợp sẽ không có rủi ro lây nhiễm cao.

Vi-rút mpox có thể lây từ người sang người bằng cách:

  • Tiếp xúc trực tiếp với da hoặc dịch trên cơ thể của người nhiễm (bao gồm cả việc quan hệ tình dục).
  • Tiếp xúc với các đồ vật nhiễm vi-rút (chẳng hạn như giường hoặc quần áo).
  • Các giọt bắn qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực diện và trong thời gian dài.

Những người tiếp xúc với một ca được xác nhận là mpox sẽ lây nhiễm ngay khi họ phát triển các triệu chứng và tiếp tục lây cho đến khi vảy da bong tróc từ chỗ phát ban. Cần phải cách ly bệnh nhân mpox với người khác cho đến khi vảy da bong tróc hết.

Con người cũng có thể bị mpox khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm.

Các triệu chứng là gì?

mpox có thể gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm sốt, đau đầu, sưng hạch bạch huyết, kèm theo phát ban xuất hiện trên khắp cơ thể. Một số người có thể không có bất kỳ triệu chứng nào trước khi bắt đầu phát ban. Trong đợt bùng phát gần đây, nhiều người bị nhiễm có các vết thương tổn ở bộ phận sinh dục hoặc vùng hậu môn. Một số người trước tiên cảm thấy đau ở vùng hậu môn, có hoặc không có các triệu chứng khác như sốt hay đau đầu.

Thông thường, các vết phát ban sẽ thành các mụn nổi trên da sau đó chứa đầy dịch. Vết phát ban sau cùng đóng vảy và rồi các vảy bị bong tróc. Thông thường, các vết phát ban chủ yếu ở mặt, cánh tay, chân và bàn tay. Tuy nhiên, nếu một người bị nhiễm trong khi quan hệ tình dục, vết phát ban sẽ chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục hoặc vùng hậu môn.

Thời gian ủ bệnh (thời gian từ lúc phơi nhiễm đến khi bắt đầu có triệu chứng) đối với mpox thường là 7-14 ngày nhưng có thể từ 5-21 ngày.

Hầu hết mọi người sẽ hồi phục sau 2-4 tuần mặc dù các vết thương tổn có thể để lại sẹo. Căn bệnh này có thể trở nên nghiêm trọng, nhất là đối với những người suy giảm miễn dịch, trẻ em và phụ nữ mang thai.

Những người có các triệu chứng của mpox cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chính của họ hoặc phòng khám. Trước khi tới thăm khám, họ cần thông báo với nhà cung cấp hoặc phòng khám rằng họ lo ngại về mpox và cho biết họ có thường xuyên tiếp xúc gần với người có các vết phát ban tương tự hay được chẩn đoán mắc mpox hay không. Nếu quý vị không có nhà cung cấp, hãy tìm một nhà cung cấp cho mình tại đây.

Ai đang có nguy cơ mắc bệnh?

Bất kỳ ai cũng có thể bị lây nhiễm mpox nhưng có một số người sẽ có nguy cơ cao hơn. mpox chủ yếu lây lan qua tiếp xúc gần (da kề da). mpox cũng có thể lây lan qua giọt bắn đường hô hấp khi tiếp xúc trực diện trong thời gian dài những không lây lan trong không khí với khoảng cách xa. Các tương tác ngắn không liên quan đến tiếp xúc cơ thể và tương tác chăm sóc sức khỏe được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị bảo vệ thích hợp thường sẽ có rủi ro lây nhiễm thấp.

Bất kỳ ai hoạt động tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tăng lên khi có nhiều bạn tình hơn.

Các yếu tố nguy cơ khác có thể bao gồm đi đến khu vực lây lan mpox; tiếp xúc gần, không phải quan hệ tình dục với người bị nhiễm; hoặc tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Để bảo vệ bản thân và người khác khỏi mpox hay các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, DOH khuyến nghị:

  • Thực hiện quan hệ tình dục an toàn và có các biện pháp giảm thiểu tác hại chẳng hạn như giảm số bạn tình của quý vị. 
  • Tránh quan hệ tình dục với những người có vết thương hở, vết lở loét hoặc phát ban.
  • Tránh tiếp xúc với da của những người có vết thương hở, vết lở loét, phát ban hoặc bất kỳ người nào bị nhiễm mpox.
Cần phải làm gì để kiểm soát mpox tại tiểu bang Washington?

Việc kiểm soát dịch bệnh bùng phát là điều có thể. mpox hay lây lan qua sự tiếp xúc gần, tiếp xúc với da và ít có khả năng lây qua không khí.

  • Chúng ta phải ngăn chặn lây lan từ người sang người cũng như đảm bảo ngăn chặn lây lan từ vật nuôi và động vật hoang dã.
  • Cơ quan y tế công cộng sẽ giúp kiểm soát căn bệnh này bằng cách nhanh chóng xác định các ca nhiễm, cung cấp thông tin cho công chúng và giúp những người nhiễm bệnh biết phải làm gì.
  • Tiêm vắc-xin cho những người đã phơi nhiễm với mpox và những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất là một chiến lược kiểm soát quan trọng khác.

Các cá nhân có thể giúp kiểm soát dịch bệnh bùng phát bằng cách theo dõi hướng dẫn ngăn chặn trên trang web này, và tiêm vắc-xin nếu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của quý vị chỉ định vắc-xin được đề xuất cho quý vị. 

Quý vị cần phải làm gì nếu bản thân bị phơi nhiễm mpox?

Nếu quý vị có tiếp xúc gần với người đã xác nhận hoặc có khả năng mắc mpox, hãy tiêm vắc-xin ngay lập tức để có thể ngăn chặn lây nhiễm. Việc tiếp xúc gần có thể bao gồm ở cùng nhau trong vài giờ, ôm, động chạm, hôn, nằm chung giường hoặc mặc chung quần áo.

Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị hoặc sở y tế địa phương để biết thêm thông tin nếu quý vị bị phơi nhiễm. Nếu quý vị không có nhà cung cấp, hãy tìm một nhà cung cấp cho mình tại đây.

Người dân cần phải làm gì nếu họ cho rằng bản thân bị mpox hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với mpox?

Nếu quý vị có các vết phát ban mới hoặc không rõ nguyên nhân mà quý vị nghĩ rằng mình có thể đã tiếp xúc gần, tiếp xúc qua da với người nhiễm mpox trong vòng 21 ngày qua, hãy thông báo với nhà cung cấp y tế của quý vị hoặc phòng khám địa phương để xem liệu mình có cần phải xét nghiệm, tiêm vắc-xin hoặc nhận thuốc kháng vi-rút hay không. Nếu quý vị không có nhà cung cấp, hãy tìm một nhà cung cấp cho mình tại đây.

Quý vị có thể lây lan mpox từ những triệu chứng ban đầu cho đến khi các vết phát ban khỏi hoàn toàn, quá trình này có thể diễn ra từ 2 đến 4 tuần. Để tránh khỏi bị lây nhiễm:

  • Tự cách ly bản thân với những người khác và động vật (động vật có vú).
  • Hạn chế gia đình, bạn bè hoặc những người khác đến thăm những người cần phải ở trong nhà.
  • Đeo khẩu trang y tế vừa vặn khi tiếp xúc gần với những người khác khi ở nhà.
  • Không để người khác chạm vào da của quý vị, nhất là những vùng phát ban. Cân nhắc đeo găng tay dùng một lần nếu quý vị có các vết thương tổn ở bàn tay và khi quý vị sống với những người khác.
  • Ở nhà, trừ khi cần được chăm sóc y tế. Nếu quý vị có cuộc thăm khám y thế, gọi cho văn phòng trước khi quý vị đến để xem họ có thủ tục đặc biệt nào cho quý vị để thực hiện theo hay không.
  • Che các vết thương tổn và giữ cho đến khi các vết phát ban khỏi, bong tróc hết các vảy da và vùng dưới da lành lại.
  • Không dùng chung giường, khăn tắm, bát đĩa hoặc đồ dùng.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn, nhất là trước khi ăn hoặc chạm vào mặt của quý vị hoặc sau khi quý vị sử dụng nhà vệ sinh.
  • Giặt riêng quần áo và rửa riêng bát đĩa của quý vị.
  • Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt và vật dụng hay tiếp xúc.
  • Để người khác chăm sóc các động vật (động vật có vú) như thú nuôi và động vật chăn nuôi.
  • Tránh sử dụng kính áp tròng để ngăn chặn sự nhiễm trùng không chủ ý của mắt.
  • Tránh bóc lớp vảy chỗ phát ban trên cơ thể của quý vị.
  • Không sử dụng các phương tiện thương mại (máy bay, xe buýt, tàu hoả/đường sắt nhẹ, xe taxi, các dịch vụ dùng chung xe).
  • Không hôn, ôm, động chạm, ngủ hoặc quan hệ tình dục với người khác.

Nếu quý vị bị nhiễm mpox và đang phải chịu cơn đau nghiêm trọng hoặc có khả năng trở bệnh nặng, quý vị có thể cần điều trị kháng vi-rút. Để nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của quý vị gọi cho sở y tế địa phương để biết thêm thông tin.

Nếu quý vị đã xuất hiện các triệu chứng của mpox, khuyến cáo không được tiêm vắc-xin mpox. Hỏi nhà cung cấp của quý vị về việc điều trị kháng vi-rút. Nếu quý vị không có nhà cung cấp, hãy tìm một nhà cung cấp cho mình tại đây.

Nguyên nhân của mpox là gì? mpox lây cho con người bằng cách?

mpox được khám phá vào năm 1958 khi 2 đợt bệnh giống thuỷ đậu bùng phát trong các đàn khỉ được nuôi giữ phục vụ cho nghiên cứu. Ca nhiễm ở người đầu tiên được ghi nhận vào năm 1970.

Mặc dù được đặt tên là “bệnh đậu mùa khỉ”, nguồn gốc của căn bệnh này vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, các loài gặm nhấm Châu Phi và động vật linh trưởng không phải người (như khỉ) có thể mang vi-rút gây bệnh và lây nhiễm sang người.

Chúng ta đang ghi nhận hiện tại có nhiều ca mắc mpox với nhiều nguyên do khác nhau.

  • Nguyên do chính là chúng ta không còn tiêm vắc-xin phòng bệnh đậu mùa nữa. Vắc-xin phòng bệnh đậu mùa cũng bảo vệ chúng ta khỏi mpox. 
  • Một số ca mắc mpox trước đó có thể bị chẩn đoán nhầm là bệnh đậu mùa, vì vậy chúng ta ghi nhận hiện tại có nhiều ca nhiễm một phần là nhờ có nhiều xét nghiệm chính xác hơn. 
  • Trên toàn thế giới, các ca mắc mpox hiện tại thường liên quan đến du lịch nước ngoài hoặc phơi nhiễm với động vật nhập khẩu, phổ biến hiện nay hơn trong quá khứ.
Động vật, nhất là vật nuôi có bị mắc mpox không?

Động vật có vú có thể mắc mpox. Đây là cách để ngăn chặn lây lan vi-rút từ động vật.

mpox có gây tử vong không?

May mắn rằng các ca nhiễm mpox được xác định trong đợt bùng phát năm 2022 hiếm có ca tử vong.

  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, trẻ em dưới 8 tuổi, người có tiền sử bệnh chàm và những người đang mang thai hoặc cho con bú có thể bị bệnh nặng hoặc tử vong.
  • Mặc dù mpox hiếm khi gây tử vong, nhưng các triệu chứng của bệnh có thể cực kỳ đau đớn và mọi người có thể bị sẹo vĩnh viễn do phát ban.
  • Trong đợt bùng phát gần đây, có một ca tử vong ở Hoa Kỳ. Một số ít ca tử vong ở các nước khác.
Nếu quý vị mắc mpox, quý vị cần phải ở nhà hay đến bệnh viện?

Nếu quý vị nghi ngờ mình mắc mpox, cách ly bản thân với những người khác ở phòng riêng nếu có sẵn và lập tức thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Hỏi họ xem quý vị cần đến văn phòng y tế hay bệnh viện. Điều quan trọng là phải gọi ngay khi quý vị nghĩ rằng mình có các triệu chứng của bệnh vì các phương pháp điều trị kháng vi-rút có thể có sẵn cho những người có nguy cơ cao bị bệnh nặng. Nếu quý vị đã bị phơi nhiễm và chưa có các triệu chứng, quý vị có thể tiêm vắc-xin. Nếu quý vị không có nhà cung cấp, hãy tìm một nhà cung cấp cho mình tại đây.

Nhóm nào có nhiều nguy cơ lây nhiễm nặng hơn?

Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, trẻ em dưới 8 tuổi, người có tiền sử bệnh chàm và những người đang mang thai hoặc cho con bú có thể bị bệnh nặng hoặc tử vong.

Nếu quý vị đã tiêm vắc-xin phòng bệnh đậu mùa trước đó, quý vị có thể có ít nguy cơ mắc mpox. Tuy nhiên, vắc-xin không thể có tác dụng suốt đời. Trong đợt bùng phát mpox năm 2003 và đợt bùng phát mpox hiện tại, một số người bị nhiễm mpox đã được tiêm phòng bệnh đậu mùa trước đó hàng chục năm.

Trong thời gian ứng phó với đợt bùng phát dịch mpox này, vắc-xin và các biện pháp y tế khác nên được cung cấp cho những người đủ điều kiện đã được tiêm phòng bệnh đậu mùa trước đó.

Đâu là một số ví dụ về vết phát ban do mpox?

Các vết thương tổn (vết sưng) do mpox thường là nốt mụn có chấm phía trên vết thương tổn. Nếu quý vị có các vết phát ban mới hoặc không rõ nguyên nhân mà quý vị nghĩ rằng mình có thể đã tiếp xúc gần, tiếp xúc qua da với người nhiễm mpox trong vòng 21 ngày qua, hãy thông báo với nhà cung cấp y tế của quý vị để xem liệu mình có cần phải xét nghiệm hay không. Nếu quý vị không có nhà cung cấp, hãy tìm một nhà cung cấp cho mình tại đây

Monkeypox lesions
 
Images of monkeypox lesions

Xét Nghiệm

Tôi cần làm gì để được xét nghiệm?

Nếu quý vị có các triệu chứng của mpox, hoặc quý vị đã tiếp xúc gần với người mắc mpox trong vòng 21 ngày qua, hãy thông báo với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của quý vị để xem liệu mình có cần phải xét nghiệm hay không.

Tiểu bang Washington đủ khả năng thực hiện xét nghiệm mpox. Washington State Public Health Laboratory (PHL, Phòng Thí Nghiệm Y Tế Công Cộng của Tiểu Bang Washington) đã có thể xét nghiệm mọi ca nhiễm nghi ngờ mà các nhà cung cấp dịch vụ y tế ở tiểu bang báo cáo cho sở y tế địa phương của họ. Ngoài ra, các phòng thí nghiệm thương mại hiện đã có thể xét nghiệm mpox. Nếu quý vị không có nhà cung cấp, hãy tìm một nhà cung cấp cho mình tại đây.

Các bác sĩ và nhà cung cấp dịch vụ y tế khác có thể yêu cầu xét nghiệm mpox tại Washington không?

Có. Đây là cách xét nghiệm hiện tại được thực hiện trong tiểu bang:

  • Những người có các triệu chứng mpox (bao gồm phát ban tại một hoặc nhiều chỗ trên cơ thể) cần phải đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc. Nếu nhà cung cấp nghi ngờ mắc mpox, họ sẽ xét nghiệm vết phát ban. Họ có thể sẽ xét nghiệm các tình trạng bệnh khác cùng lúc và có thế cần phải lấy mẫu khác. Nếu quý vị không có nhà cung cấp, hãy tìm một nhà cung cấp cho mình tại đây.
  • Những mẫu bệnh (bệnh phẩm) này được gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Các bệnh phẩm có thể được chuyển đến Washington State PHL hoặc các phòng thí nghiệm lâm sàng khác trong khu vực.
  • Nếu bệnh phẩm cho ra kết quả xét nghiệm dương tính, tiểu bang hoặc cơ quan quản lý y tế địa phương sẽ liên hệ với bệnh nhân. Cơ quan y tế công cộng sẽ khuyến nghị những hành động cần thực hiện, bao gồm cả trường hợp người đó cần cách ly hoặc cần dùng thuốc kháng vi-rút. Họ cũng sẽ hỏi để xem liệu có bất kỳ người nào mà bệnh nhân tiếp xúc gần cần tiêm chủng, xét nghiệm hoặc điều trị hay không.
Xét nghiệm có sẵn có bị thiếu không?

Nguồn cung cấp xét nghiệm không bị thiếu tại Tiểu Bang Washington.

Việc xét nghiệm mpox được thực hiện bởi Washington State Public Health Laboratories và các phòng thí nghiệm lâm sàng cụ thể.

Chúng ta có đang tính thiếu số ca nhiễm do vấn đề xét nghiệm không?

Có khả năng một số người đã mắc mpox mà không được tính vào số ca nhiễm. Các ca nhiễm có thể không được công nhận ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới vì biểu hiện lâm sàng bất thường của đợt bùng phát hiện nay, chứ không phải vì tình trạng thiếu xét nghiệm ở Hoa Kỳ.

Biểu hiện lâm sàng bất thường bao gồm các triệu chứng khác với các nhà cung cấp dịch vụ y tế thấy ở các ca nhiễm trước đó, bao gồm phát ban trên các bộ phận khác nhau của cơ thể và lây truyền qua quan hệ tình dục, không phổ biến trước khi bùng phát.

Xem số lượng ca nhiễm hiện tại: Bản Đồ và Số Lượng Ca Nhiễm ở Hoa Kỳ năm 2022 | Mpox | Poxvirus | CDC

Điều trị

Phương pháp điều trị cho những người mắc mpox là gì?

Hầu hết mọi người đều phục hồi mà không cần điều trị. Thuốc kháng vi-rút có sẵn để điều trị mpox trong những trường hợp cụ thể. Nếu các triệu chứng vẫn chưa xuất hiện, việc tiêm phòng sau phơi nhiễm có thể là một lựa chọn. Tiêm phòng sau phơi nhiễm có thể làm giảm các triệu chứng hoặc ngăn ngừa chúng.

Những ai nên được điều trị?

Bất kỳ ai bị đau dữ dội, nhiễm trùng lan rộng, có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng hoặc nhiễm trùng mắt nên hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về việc được điều trị. Nếu quý vị không có nhà cung cấp, hãy tìm cho mình một nhà cung cấp tại đây.

Những người có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng, bao gồm:

  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Trẻ em dưới 8 tuổi.
  • Người có tiền sử bệnh chàm. 
  • Những người đang mang thai hoặc cho con bú.

Có thể bắt đầu điều trị trước khi xét nghiệm nếu có nghi ngờ cao mắc mpox và có tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc nguy cơ nhiễm trùng nặng. Cơ quan quản lý y tế địa phương có thể giúp xác định những nơi cung cấp thuốc kháng vi-rút.

Vắc-xin để ngăn ngừa mpox

Giới thiệu về vắc-xin?

Để giúp ngăn chặn sự lây lan của vi-rút mpox, Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) đang phân phối một số lượng vắc-xin có tên là JYNNEOS ở Hoa Kỳ. Để biết về dữ liệu vắc-xin mới cập nhật, truy cập trang dữ liệu về mpox.

Department of Health (DOH, Sở Y Tế) Tiểu Bang Washington đang làm việc để đảm bảo tiêm vắc-xin cho nhiều người trong nhóm có nguy cơ cao nhất có thể. Để chắc chắn rằng vắc-xin được tiêm cho người có nguy cơ nhiễm bệnh, chúng tôi đang làm việc với các đối tác của bộ lạc, cơ quan quản lý y tế địa phương và đối tác cộng đồng để tiếp cận các cộng đồng dễ bị tổn thương và đảm bảo tiếp cận công bằng.

Nếu quý vị tin rằng mình gần đây đã tiếp xúc với người bị chẩn đoán mắc mpox và cần tiêm phòng, vui lòng liên hệ với nhà cung cấp chăm sóc sức khoẻ của quý vị. Nếu quý vị không có nhà cung cấp, hãy tìm một nhà cung cấp cho mình ti đây.

Ngày 9/8/2022, Food and Drug Administration (FDA, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ) đã trao giấy phép sử dụng khẩn cấp cho JYNNEOS để tiêm vắc-xin cho trẻ em dưới 18 tuổi. JYNNEOS chỉ được cấp phép cho người từ 18 tuổi trở lên.

Tác dụng của vắc-xin là gì?

Đối với người đã tiếp xúc gần đây với người dương tính với mpox, vắc-xin có thể làm giảm cơ hội phát triểm bệnh truyền nhiễm mpox. Các Cân Nhắc đối với Vắc-xin Mpox | Mpox | Poxvirus | CDC

Hai loại vắc-xin hiện nay là JYNNEOS (hay còn gọi là Imvamune hoặc Imvanex) và ACAM2000 đều được cấp phép tại Hoa Kỳ để phòng chống bệnh đậu mùa (một loại vi-rút orthopox).

  • Cả hai loại vắc-xin đều bảo vệ con người trước vi-rút mpox, cũng là một vi-rút orthopox. JYNNEOS cũng được cấp phép đặc biệt để phòng chống mpox.
  • Các vắc-xin này đều có sẵn trong US Strategic National Stockpile (SNS, Kho Dự Trữ Chiến Lược Quốc Gia Hoa Kỳ).
  • Cả JYNNEOS và ACAM2000 đều có thể dùng trước hoặc sau khi bị phơi nhiễm mpox trong hoàn cảnh bùng phát dịch bệnh.
  • Hiện tại, DOH không cung cấp ACAM2000 vì tác dụng phụ có nguy cơ cao.
  • Nguồn cung cấp ACAM2000 rất dồi dào. Tuy nhiên, loại vắc-xin này có nhiều tác dụng phụ hơn và không được dùng cho người có tình trạng sức khoẻ kém, trong đó có hệ miễn dịch yếu, bệnh ngoài da như viêm da dị ứng/bệnh chàm hoặc đang mang thai.
  • Nếu quý vị được tiêm vắc-xin mpox, quý vị vẫn nên thực hành các biện pháp phòng chống sau đó, ví dụ như không tiếp xúc qua da với người bị nhiễm mpox. Quý vị không được coi là đã tiêm chủng đầy đủ cho đến hai tuần sau khi tiêm liều thứ hai của JYNNEOS và vắc-xin có thể không có hiệu quả 100%. Chưa có dữ liệu nào về hiệu quả của các loại vắc-xin này trong đợt bùng phát hiện nay.
Ai đủ điều kiện để được tiêm vắc-xin vào thời điểm này?

Việc tiêm chủng cho những cá nhân đáp ứng các nhóm điều kiện dưới đây cần được ưu tiên với những hạn chế về nguồn cung cấp vắc-xin.

Người đồng tính nam, song tính nam và những người chuyển giới đã có nhiều bạn tình là người đồng tính nam, song tính nam hoặc chuyển giới ẩn danh trong 3 tháng qua.

Những người đã sử dụng methamphetamine trong 3 tháng qua.

Những người đã quan hệ tình dục để trao đổi tiền, ma túy hoặc các mục đích khác trong 3 tháng qua.

Những người từng bị tấn công tình dục, bất kể giới tính hoặc khuynh hướng tính dục.

Những người quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc da kề da trong thời gian dài với những người đã tiếp xúc với mpox.

Để biết thêm thông tin, xem Hướng Dẫn về việc Sử Dụng Vắc-xin JYNNEOS

Những ai được xem là tiếp xúc gần?

Tiếp xúc gần là một người:

  • Tiếp xúc với người bị phát ban trông giống như mpox hoặc người đã được chẩn đoán mắc bệnh mpox đã được xác nhận hoặc có khả năng xảy ra. Điều này có thể bao gồm việc tiếp xúc gần với quần áo, bộ khăn trải giường, khăn tắm, v.v. mà người bị mpox đã sử dụng.
  • Tiếp xúc da kề da với ai đó ngoài xã hội có hoạt động tiếp xúc với mpox,
  • Tiếp xúc với động vật hoang dã đã chết hoặc còn sống hay vật nuôi kỳ lạ chỉ tồn tại ở Châu Phi hoặc sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ những động vật đó (ví dụ: thịt thú săn, kem, sữa dưỡng, phấn, v.v.)
Chính phủ liên bang đã phân bổ bao nhiêu vắc-xin cho tiểu bang Washington?

Tiểu bang Washington đã được phân phối hàng ngàn liều vắc-xin JYNNEOS hai liều.

  • Trong số phân bổ đó, hầu hết mọi hướng dẫn đã được phân phối cho các khu vực pháp lý với các ca nhiễm và tiếp xúc gần đã biết.
  • Chính phủ liên bang sẽ phân bổ thêm vắc-xin khi có sẵn.
Tôi có thể tiêm vắc-xin ở đâu?
  • Những người được xác định là tiếp xúc gần với các ca nhiễm đã biết có thể được nhà cung cấp dịch vụ y tế hoặc cơ quan quản lý y tế địa phương của họ thực hiện tiêm chủng. Nếu quý vị không có nhà cung cấp, hãy tìm một nhà cung cấp cho mình tại đây.
  • Một số địa điểm tiêm vắc-xin được liệt kê tại đây mặc dù đây không phải là danh sách hoàn chỉnh.
  • Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang làm việc với các khu vực pháp lý y tế địa phương để đảm bảo vắc-xin.
  • Vắc-xin JYNNEOS là một loạt hai liều với liều đầu tiên được tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm và liều thứ hai được tiêm sau đó 28 ngày. Quý vị sẽ nhận được liều thứ hai từ cùng một nơi với liều đầu tiên đã tiêm. Quý vị được coi là đã tiêm chủng đầy đủ tại thời điểm hai tuần sau liều thứ hai. Ngay cả khi đã được tiêm chủng đầy đủ, quý vị vẫn nên tiếp tục các biện pháp phòng ngừa và an toàn khác như không tiếp xúc da kề da với người bị phát ban hoặc đã được xác nhận hoặc có khả năng mắc mpox.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có nên tiêm vắc-xin không?

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe không thực hiện xét nghiệm chẩn đoán mpox hiện không được khuyến nghị tiêm chủng.

Sẽ có những điểm tiêm chủng đại trà chứ?

Nếu không có nguồn cung cấp bổ sung từ CDC hoặc khuyến nghị rộng rãi hơn cho vắc-xin, tiểu bang Washington không có kế hoạch tổ chức các phòng tiêm chủng đại trà. DOH đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý y tế địa phương và các đối tác y tế bộ lạc để cung cấp hỗ trợ với các dịch vụ tiêm chủng lưu động nhằm bổ sung nỗ lực.

Vắc xin ngừa COVID-19 có hoạt động chống lại mpox không?

Không. Các loại vắc-xin hoạt động khác nhau tùy thuộc vào loại vi-rút mà chúng đang nhắm mục tiêu. Vắc-xin ngừa COVID-19 được phát triển để giúp ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do COVID-19. Nó không giúp ngăn ngừa bất kỳ bệnh nào khác, như cúm hoặc mpox. Chỉ tiêm vắc-xin mpox và vắc-xin bệnh đậu mùa được cấp phép mới có tác dụng chống lại lây nhiễm mpox.

Mọi người có thể đi du lịch nước ngoài mà không tiêm vắc-xin mpox không?

Không có giới hạn hoặc yêu cầu về đi lại đối với vắc-xin mpox khi đi du lịch. Tuy nhiên, nhiều quốc gia yêu cầu các loại vắc-xin khác trước khi quý vị đi du lịch, vì vậy hãy kiểm tra với sở y tế địa phương hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi đi du lịch quốc tế để đảm bảo quý vị đã tiêm tất cả các loại vắc-xin cần thiết. Nếu quý vị không có nhà cung cấp, hãy tìm một nhà cung cấp cho mình tại đây.