Vắc-xin ngừa COVID-19 miễn phí và có sẵn dành cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, bất kể tình trạng nhập cư.
Quý vị bị buộc ở nhà và cần tiêm vắc-xin COVID-19? Vui lòng xem ở đây
Nội dung cập nhật 09/12/2022
Centers for Disease Control and Prevention (CDC) đã cập nhật các khuyến nghị về liều tăng cường như sau:
- Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi đã nhận vắc-xin ngừa COVID-19 đơn trị ban đầu của Moderna hiện đủ điều kiện để nhận liều tăng cường lưỡng trị mới nhất hai tháng sau khi hoàn thành các liều vắc-xin chính.
- Vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer dành cho trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi hiện sẽ bao gồm hai liều Pfizer đơn trị và một liều Pfizer lưỡng trị.
- Trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi chưa nhận các liều chính gồm 3 liều của Pfizer hoặc những trẻ chưa nhận liều thứ ba trong chuỗi các liều chính giờ đây sẽ nhận được các liều Pfizer mới nhất
- Trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi đã hoàn thành chuỗi 3 liều chính của Pfizer sẽ không đủ điều kiện nhận liều bổ sung hoặc liều tăng cường vào thời điểm này
- Liều tăng cường Novavax ngừa COVID-19 dùng được cho người lớn nếu họ đã hoàn thành các liều chính nhưng trước đó chưa được nhận liều tăng cường ngừa COVID-19 — và nếu họ không thể hoặc sẽ không nhận được liều tăng cường mRNA mới nhất.
Chúng tôi muốn cung cấp cho quý vị các thông tin quý vị cần biết. Chúng tôi sẽ luôn cập nhật thông tin để quý vị có thể đưa ra quyết định có hiểu biết về sức khỏe của mình.
- Vui lòng xem tờ thông tin Tiêm Vắc-xin Ngừa COVID-19 (PDF) của chúng tôi
- Hãy truy cập Trang Thông Tin Vắc-xin của chúng tôi để tìm hiểu thêm
- Xem trang Vaccinating Youth (Tiêm vắc-xin cho thanh niên) để biết thông tin về vắc-xin COVID-19 cho trẻ em
Để được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, tôi cần phải biết những gì?
- Tôi cần làm gì để được tiêm vắc-xin?
-
Truy cập Công Cụ Định Vị Vắc-Xin để tìm và đặt lịch hẹn.
Quý vị cũng có thể gửi tin nhắn Mã ZIP của quý vị đến số 438-829 (GET VAX) để biết địa điểm có vắc-xin ở gần quý vị.
Quý vị có thắc mắc gì về vắc-xin ngừa COVID-19 không? Quý vị có cần trợ giúp tìm lịch hẹn tiêm vắc-xin không? Hãy gọi đến Đường Dây Nóng Cung Cấp Thông Tin về COVID-19 theo số 1-800-525-0127, sau đó nhấn phím #. Quý vị sẽ được cung cấp dịch vụ hỗ trợ ngôn ngữ.
Nếu quý vị đặt lịch hẹn để tiêm liều vắc-xin thứ hai của quý vị (Moderna/Spikevax hoặc Pfizer/Comirnaty), quý vị nên chọn tiêm cùng loại vắc-xin với liều đầu tiên mà quý vị đã tiêm.
Nếu quý vị hoặc người quen của quý vị không thể ra khỏi nhà, hãy điền một biểu mẫu trực tuyến an toàn. Các câu trả lời của quý vị sẽ cho phép chúng tôi kết nối mọi người với Mobile Vaccine Teams (Các Nhóm Tiêm Vắc-xin Di Động) có sẵn của Quận và/hoặc Tiểu Bang.
Đối với các vấn đề khác có liên quan đến COVID-19, ví dụ như hỗ trợ về nhà ở, tiện ích, bảo hiểm sức khỏe, hãy gọi số 211 hoặc truy cập wa211.org
Để biết thêm thông tin, hãy xem tờ thông tin Vắc-xin Ngừa COVID-19: Những Điều Cần Biết.
- Tôi có cần phải là công dân Hoa Kỳ để được tiêm vắc-xin không?
-
Không, quý vị không cần phải là công dân Hoa Kỳ để được tiêm vắc-xin. Điều này có nghĩa là quý vị không cần số an sinh xã hội hoặc tài liệu khác ghi thông tin về tình trạng nhập cư của quý vị để được tiêm vắc-xin. Một số nhà cung cấp vắc-xin có thể yêu cầu số an sinh xã hội nhưng quý vị không cần phải cung cấp.
Con em quý vị không cần phải là công dân Hoa Kỳ để được tiêm vắc-xin. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ không hỏi đến tình trạng nhập cư của bất kỳ ai. Trong hầu hết mọi trường hợp, phụ huynh và người giám hộ sẽ cần chấp thuận để thanh thiếu niên dưới 18 tuổi được tiêm vắc-xin.
Washington State Department of Health (Sở Y Tế Tiểu Bang Washington) khuyến nghị tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên đi tiêm vắc-xin.
- Tôi có phải trả tiền vắc-xin không?
-
Không. Quý vị sẽ không phải trả tiền khi tiêm vắc-xin, hay nhận hóa đơn từ nhà cung cấp của mình hoặc từ cơ sở tiêm vắc-xin. Quy định này áp dụng cho những người có bảo hiểm tư nhân, Apple Health (Medicaid), Medicare hoặc không có bảo hiểm.
Nếu quý vị nhận các dịch vụ khác khi đến nhà cung cấp của quý vị để tiêm vắc-xin, quý vị có thể nhận được hóa đơn cho việc thăm khám tại phòng khám. Để tránh điều này, quý vị có thể hỏi trước nhà cung cấp về chi phí.
Nếu quý vị không có bảo hiểm y tế, các nhà cung cấp dịch vụ không thể tính phí vắc-xin cho quý vị và có thể vi phạm các yêu cầu của chương trình vắc-xin ngừa COVID-19. Vui lòng gửi email đến covid.vaccine@doh.wa.gov nếu quý vị bị tính phí.
Nếu quý vị có bảo hiểm y tế và đã bị tính phí, hãy liên hệ với chương trình bảo hiểm của quý vị trước. Nếu điều này không giải quyết được vấn đề, quý vị cũng có thể nộp đơn khiếu nại (Tiếng Anh) với Office of the Insurance Commissioner (Văn Phòng Ủy Viên Bảo Hiểm).
- Gọi 800-562-6900 để nhận dịch vụ thông dịch qua điện thoại (có sẵn hơn 100 ngôn ngữ miễn phí cho quý vị)
- TDD/TYY: 360-586-0241
- TDD: 800-833-6384
- Nếu như tôi không có bảo hiểm y tế thì sao?
-
Nếu quý vị không có bảo hiểm, hãy báo cho nhà cung cấp của quý vị. Quý vị vẫn sẽ được tiêm vắc-xin miễn phí.
- Nếu như tôi không phải trả phí để tiêm vắc-xin, vì sao tôi được yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế của tôi?
-
Khi quý vị tiêm vắc-xin, nhà cung cấp vắc-xin của quý vị có thể hỏi liệu quý vị có thẻ bảo hiểm hay không. Việc này là để họ có thể nhận được bồi hoàn khi tiêm vắc-xin cho quý vị (phí tiêm vắc-xin). Hãy thông báo cho nhà cung cấp biết nếu quý vị không có bảo hiểm. Quý vị vẫn sẽ được tiêm vắc-xin miễn phí.
- Phí tiêm vắc-xin là gì và bên nào sẽ thanh toán phí này?
-
Phí tiêm vắc-xin là chi phí mà nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ tính khi tiêm vắc-xin cho quý vị. Chi phí này riêng biệt với chi phí của vắc-xin.
Chính quyền liên bang thanh toán toàn bộ chi phí liên quan đến vắc-xin. Nếu quý vị có bảo hiểm y tế công hoặc tư nhân, nhà cung cấp vắc-xin của quý vị có thể gửi hóa đơn cho họ để được nhận bồi hoàn phí tiêm vắc-xin.
Quý vị sẽ không phải tự chi trả hoặc nhận hóa đơn từ nhà cung cấp của mình cho phí tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Quy định này áp dụng cho những người có bảo hiểm tư nhân, Apple Health (Medicaid), Medicare hoặc không có bảo hiểm.
- Hiện tại đang có sẵn những loại vắc-xin ngừa COVID-19 nào?
-
Có ba loại vắc-xin được U.S. Food and Drug Administration (FDA, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ) cho phép sử dụng khẩn cấp hoặc được phê duyệt đầy đủ. Các loại vắc-xin này hiện được cung cấp tại tiểu bang Washington state. Vắc-xin Pfizer (Comirnaty) và Moderna (Spikevax) được khuyến nghị sử dụng hơn là vắc-xin Johnson & Johnson do nguy cơ hiếm gặp mắc một chứng bệnh gọi là thrombosis with thrombocytopenia syndrome (TTS, Chứng huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu) và Guillain-Barré syndrome (GBS, hội chứng Guillain-Barré).
Vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech (Comirnaty):
3 liều được dùng cho trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi. 2 liều đầu tiên được nhận cách nhau 21 ngày và nhận liều thứ 3 cách 8 tuần sau liều thứ 2.
Đây là vắc-xin hai liều, tiêm cách nhau 21 ngày, cộng với:
- Những người bị suy giảm miễn dịch và đã nhận 2 liều vắc-xin COVID-19 mRNA nên nhận thêm một liều chính.
- Tất cả những người từ 5 tuổi trở lên cần phải nhận một liều tăng cường lưỡng trị mới nhất hai tháng sau khi hoàn thành các liều vắc-xin chính của họ hoặc liều tăng cường trước đó. Trẻ từ 5 tuổi đã nhận vắc-xin Pfizer chỉ có thể nhận liều tăng cường lưỡng trị mới nhất của Pfizer. Những người từ 6 tuổi trở lên nên nhận liều tăng cường lưỡng trị mới nhất của Pfizer hoặc Moderna bất kể vắc-xin gì cho chuỗi các liều chính.
Quý vị đã nhận các liều vắc-xin ngừa COVID-19 mới nhất nếu đã hoàn thành các liều vắc-xin chính ngừa COVID-19 và nhận các liều tăng cường gần đây nhất được khuyến cáo cho quý vị bởi CDC.
Vắc-xin này được phê duyệt đầy đủ với người từ 12 tuổi trở lên dưới tên Comirnaty. Vắc-xin này được phép sử dụng khẩn cấp với thanh thiếu niên từ 6 tháng đến 11 tuổi. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy không có sự kiện bất lợi nghiêm trọng khó lường nào.
Vắc-xin COVID-19 Moderna (Spikevax):
Đây là vắc-xin hai liều, tiêm cách nhau 28 ngày, cộng với:
- Một liều vắc-xin bổ sung (liều thứ ba) dành cho những người bị suy giảm miễn dịch.
- Liều tăng cường mRNA lưỡng trị mới nhất được khuyến nghị 2 tháng sau liều cuối cùng để nhận đúng hạn cho những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi nên nhận liều vắc-xin lưỡng trị mới nhất có cùng nhãn hiệu với chuỗi các liều chính đã nhận. Trẻ từ 5 tuổi đã nhận vắc-xin Moderna có thể nhận liều tăng cường lưỡng trị mới nhất của Moderna hoặc Pfizer. Những người từ 6 tuổi trở lên nên nhận liều tăng cường lưỡng trị mới nhất của Pfizer hoặc Moderna bất kể vắc-xin gì cho chuỗi các liều chính.
Vắc-xin này được phê duyệt hoàn toàn cho những người từ 18 tuổi trở lên. Vắc-xin Moderna dành cho trẻ em từ 6 tháng - 17 tuổi theo Emergency Use Authorization (EUA, Giấy Phép Sử Dụng Khẩn Cấp). Quý vị đã nhận các liều vắc-xin ngừa COVID-19 mới nhất nếu đã hoàn thành các liều vắc-xin chính ngừa COVID-19 và nhận các liều tăng cường gần đây nhất được khuyến cáo cho quý vị bởi CDC.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy không có sự kiện bất lợi nghiêm trọng khó lường nào.
Vắc-xin COVID-19 Johnson & Johnson – Janssen:
Vắc-xin nàyđược phép sử dụng khẩn cấp cho những người từ 18 tuổi trở lên. Đây là loại vắc-xin một liều (một mũi). Quý vị đã nhận các liều vắc-xin ngừa COVID-19 mới nhất nếu đã hoàn thành các liều vắc-xin chính ngừa COVID-19 và nhận các liều tăng cường gần đây nhất được khuyến cáo cho quý vị bởi CDC. Tất cả những người từ 18 tuổi trở lên cần phải nhận một liều tăng cường lưỡng trị mới nhất hai tháng sau khi hoàn thành các liều vắc-xin chính của họ hoặc liều tăng cường trước đó. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy không có sự kiện bất lợi nghiêm trọng khó lường nào. Vắc-xin Pfizer và Moderna được khuyến nghị thay vì vắc-xin Johnson & Johnson.
Vắc-xin COVID-19 Novavax:
- Đối với người từ 12 tuổi trở lên, nhận 2 liều cách nhau 21 ngày
- Tất cả những người từ 12 tuổi trở lên cần phải nhận một liều tăng cường lưỡng trị mới nhất hai tháng sau khi hoàn thành các liều vắc-xin chính của họ hoặc liều tăng cường trước đó.
- Những người từ 18 tuổi trở lên cũng có thể chọn nhận liều tăng cường Novavax nếu họ không thể hoặc sẽ không nhận liều tăng cường mRNA mới nhất.
Vắc-xin này được phép sử dụng khẩn cấp cho những người từ 12 tuổi trở lên. Quý vị đã nhận các liều vắc-xin ngừa COVID-19 mới nhất nếu đã hoàn thành các liều vắc-xin chính ngừa COVID-19 và nhận các liều tăng cường gần đây nhất được khuyến cáo cho quý vị bởi CDC. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy không có sự kiện bất lợi nghiêm trọng khó lường nào.
- Nếu tôi tiêm trễ liều thứ hai, tôi có cần phải tiêm các liều vắc-xin lại từ đầu không?
-
Không. Nếu quý vị tiêm trễ liều thứ hai, quý vị không cần tiêm các liều vắc-xin lại từ đầu.
Hãy tiêm liều thứ hai sớm nhất có thể sau khi đã qua số ngày khuyến nghị kể từ liều thứ nhất của quý vị.
Điều quan trọng là quý vị phải tiêm đủ cả hai liều, bất kể khoảng cách giữa liều thứ nhất và liều thứ hai của quý vị là bao lâu.
Nếu quý vị bị suy giảm miễn dịch và đủ điều kiện được tiêm liều bổ sung, quý vị nên chờ ít nhất 28 ngày kể từ ngày quý vị tiêm liều thứ hai.
- Tôi có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 không nếu tôi đang mang thai, đang cho con bú hoặc dự định mang thai?
-
Có, dữ liệu cho thấy vắc-xin ngừa COVID-19 an toàn trong suốt quá trình mang thai. Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh), American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG, Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ), và Society for Maternal-Fetal Medicine (SMFM, Hiệp Hội Y Khoa Bà Mẹ - Thai Nhi) (chỉ có bằng Tiếng Anh) khuyến nghị tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc dự định mang thai. Thậm chí, một số nghiên cứu cho thấy nếu quý vị đã được tiêm vắc-xin, con của quý vị có thể được truyền kháng thể ngừa COVID-19 trong suốt quá trình mang thai và cho con bú sữa mẹ. Phụ nữ mang thai chưa được tiêm vắc-xin khi nhiễm COVID-19 có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như sinh non hoặc thai bị chết lưu. Ngoài ra, người nhiễm COVID-19 khi đang mang thai có nguy cơ cần hỗ trợ hồi sinh tim phổi nâng cao và đặt ống thở cao gấp hai đến ba lần bình thường.
Để tìm hiểu thêm các nguồn trợ giúp về việc nhận vắc-xin COVID-19 cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, vui lòng xem thông tin cập nhật trên trang web One Vax, Two Lives.
- Tôi có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 khi tôi đang tiêm các vắc-xin thông thường không?
-
Có. Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP, Ủy Ban Tư Vấn về Thực Hành Chủng Ngừa) đã thay đổi khuyến nghị của họ vào ngày 12 tháng 5 năm 2021. Hiện tại quý vị có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cùng lúc với các loại vắc-xin khác.
Quý vị không cần sắp xếp lịch tiêm các loại vắc-xin nhà trường bắt buộc cho con em quý vị (chỉ có bằng Tiếng Anh) hoặc các loại vắc-xin được khuyến nghị khác riêng biệt với lịch tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Lịch hẹn tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 là một cơ hội khác để con em quý vị tiêm đúng hẹn tất cả các loại vắc-xin mà trẻ được khuyến nghị.
- Thẻ hồ sơ tiêm vắc-xin là gì?
-
Quý vị sẽ nhận được một thẻ tiêm vắc-xin bằng giấy khi quý vị tiêm liều vắc-xin COVID-19 đầu tiên. Thẻ này sẽ cho quý vị biết loại vắc-xin quý vị đã tiêm (Comirnaty/Pfizer-BioNTech, Spikevax/Moderna, hoặc Johnson & Johnson) và ngày quý vị được tiêm.
Nếu quý vị tiêm vắc-xin Comirnaty/Pfizer-BioNTech hoặc Spikevax/Moderna, thì nhà cung cấp của quý vị sẽ đặt lịch hẹn tiêm liều thứ hai cho quý vị, khi quý vị đang tiêm liều đầu tiên. Hãy giữ thẻ này để nhà cung cấp vắc-xin của quý vị có thể điền đầy đủ thông tin sau khi quý vị tiêm liều thứ hai.
Nếu quý vị tiêm liều bổ sung hoặc liều tăng cường, quý vị cũng sẽ đem theo thẻ tiêm vắc-xin đến cuộc hẹn của mình. Nhà cung cấp vắc-xin của quý vị sẽ ghi chép liều tiêm.
Sau đây là một số lời khuyên hữu ích cần ghi nhớ khi giữ gìn thẻ tiêm vắc-xin của quý vị:
- Giữ thẻ tiêm vắc-xin của quý vị giữa các liều tiêm và về sau.
- Hãy chụp ảnh mặt trước và mặt sau của thẻ để chuẩn bị sẵn bản sao kỹ thuật số.
- Cân nhắc gửi email ảnh đó cho quý vị, lập album hoặc gắn thẻ vào ảnh để quý vị có thể tìm lại ảnh dễ dàng.
- Hãy chụp một bản sao nếu quý vị muốn mang theo.
Quý vị vẫn có thể tiêm liều thứ hai ngay cả khi quý vị không mang theo thẻ tiêm vắc-xin vào buổi hẹn tiêm. Yêu cầu nhà cung cấp của quý vị tìm loại (nhãn hiệu) vắc-xin quý vị đã tiêm vào lần tiêm liều thứ nhất để đảm bảo quý vị được tiêm lại cùng loại vắc-xin. Nếu quý vị làm mất thẻ tiêm vắc-xin, đăng nhập vào MyIR (My Immunization Registry (Sổ đăng ký tiêm ngừa của tôi)) (chỉ tiếng Anh) để tìm hồ sơ tiêm vắc-xin COVID-19 của quý vị, sau đó chụp ảnh màn hình hoặc chụp lại thông tin. Nếu quý vị chưa có tài khoản, quý vị có thể đăng ký MyIR vào bất cứ lúc nào.
Vui lòng lưu ý rằng có thể không xác minh được ngay hồ sơ của quý vị thông qua MyIR và việc truy cập hiện chỉ có bằng Tiếng Anh. Có dịch vụ hỗ trợ qua điện thoại trực tiếp về MyIRmobile hoặc các câu hỏi về hồ sơ tiêm vắc-xin bằng cách gọi đến đường dây nóng về COVID-19 của Department of Health (Sở Y Tế) theo số 833-VAX-HELP hoặc liên hệ qua email tại địa chỉ waiisrecords@doh.wa.gov.
Tính An Toàn và Hiệu Quả
- Tại sao tôi nên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19?
-
Quý vị hoàn toàn có quyền lựa chọn tiêm hoặc không tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 nhưng chúng ta cần càng nhiều người tiêm vắc-xin càng tốt để chấm dứt đại dịch này. Vi-rút COVID-19 sẽ khó lây lan hơn khi nhiều người trong cộng đồng miễn dịch nhờ tiêm vắc-xin hoặc nhiễm vi-rút gần đây. Tỷ lệ tiêm vắc-xin càng cao thì tỷ lệ lây nhiễm càng thấp.
Vắc-xin ngừa COVID-19 có thể bảo vệ quý vị theo nhiều cách:
- Chúng giảm đáng kể khả năng quý vị bị ốm trầm trọng nếu quý vị nhiễm COVID-19
- Tiêm vắc-xin đầy đủ giúp giảm khả năng quý vị phải nhập viện và giảm nguy cơ tử vong do COVID-19.
- Tiêm vắc-xin làm tăng số người được bảo vệ trong cộng đồng và khiến căn bệnh này khó lây lan hơn
- Các chuyên gia vẫn tiếp tục nghiên cứu khả năng vắc-xin giúp ngăn chặn mọi người lây lan vi-rút cho những người khác.
Sau khi đã tiêm vắc-xin đầy đủ, quý vị vẫn có khả năng nhiễm COVID-19 nhưng khả năng đó thấp hơn rất nhiều so với khi quý vị không tiêm vắc-xin.
Những người không tiêm vắc-xin vẫn có thể nhiễm vi-rút và lây sang cho người khác. Một số người không thể tiêm vắc-xin vì các lý do y tế và điều này khiến cho họ đặc biệt dễ bị mắc COVID-19. Nếu quý vị không tiêm vắc-xin, quý vị cũng có nguy cơ nhập viện hoặc tử vong cao hơn do biến thể COVID-19.Tiêm vắc-xin giúp bảo vệ quý vị và gia đình, hàng xóm cùng cộng đồng của quý vị.
- Tại sao tôi nên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 nếu hầu hết mọi người đều sống sót khi nhiễm bệnh?
-
Tử vong không phải là nguy cơ duy nhất do nhiễm COVID-19. Nhiều người mắc COVID-19 chỉ có các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, vi-rút cực kỳ khó đoán và chúng tôi biết một số biến thể COVID-19 có nhiều nguy cơ sẽ khiến quý vị mắc bệnh nặng. Một số người có thể mắc bệnh rất nặng hoặc tử vong do COVID-19, thậm chí cả những người trẻ tuổi không có bệnh trạng mạn tính. Những người khác, còn được gọi là “người mắc COVID kéo dài”, có thể có các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Chúng ta cũng chưa biết tất cả các ảnh hưởng lâu dài của COVID-19 vì đây là một loại vi-rút mới. Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng ngừa tốt nhất để chống lại vi-rút. Ngay cả khi quý vị còn trẻ tuổi và mạnh khỏe, quý vị nên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19.
- Biến thể COVID-19 là gì?
-
Vi-rút đột biến (thay đổi) khi chúng lây truyền từ người này sang người khác. Một ‘biến thể' là một chủng vi-rút đã đột biến. Một số biến thể biến mất theo thời gian và một số khác tiếp tục lây lan trong cộng đồng.
Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật) xác định các biến thể vi-rút đáng quan ngại. Hiện tại, nhiều biến thể rất đáng quan ngại do chúng lây lan nhanh chóng và dễ dàng hơn, dẫn đến nhiều ca nhiễm COVID-19 hơn.
- Vắc-xin ngừa COVID-19 có hiệu quả đối với các chủng biến thể không?
-
Các vắc-xin ngừa COVID-19 chúng ta hiện có tại Hoa Kỳ đều có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa bệnh diễn biến nặng, nhập viện, và tử vong, thậm chí chống lại các biến chủng. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế công cộng đang nhận thấy khả năng bảo vệ giảm sút khỏi bệnh nhẹ và vừa do COVID-19, nhất là ở nhóm cộng đồng có nguy cơ cao.
Các liều tăng cường mới nhất được phát triển để giúp tăng miễn dịch và bảo vệ chúng ta tốt hơn khỏi biến thể Omicron. Điều quan trọng là phải nhận tất cả các liều được khuyến cáo có sẵn để có được sự bảo vệ tốt nhất.
Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để bảo vệ quý vị, những người thân yêu và cộng đồng của quý vị. Tỷ lệ phủ vắc-xin cao sẽ làm giảm sự lây lan của vi-rút và giúp ngăn chặn các biến thể vi-rút mới xuất hiện.
- Làm sao chúng ta biết được các vắc-xin an toàn?
-
Để đảm bảo vắc-xin COVID-19 là an toàn, Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) đã mở rộng và tăng cường khả năng của quốc gia trong việc theo dõi sự an toàn của vắc-xin. Do đó, các chuyên gia về an toàn vắc-xin có thể theo dõi và phát hiện các vấn đề có thể chưa nhìn thấy trong quá trình thử nghiệm lâm sàng vắc-xin COVID-19.
- Điều gì xảy ra với vắc-xin Johnson & Johnson?
-
Kể từ tháng 12 năm 2021, Washington State Department of Health (DOH, Sở Y tế Tiểu bang Washington) khuyến nghị quý vị chọn tiêm vắc-xin mRNA COVID-19 (Pfizer-BioNTech hoặc Moderna) thay vì vắc-xin một liều Johnson & Johnson (J&J).
Nội dung cập nhật này thực hiện theo hướng dẫn từ Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) sau khi có dữ liệu mới cho biết về hai chứng bệnh hiếm gặp sau khi tiêm vắc-xin J&J.
Những chứng bệnh này chỉ liên quan đến vắc-xin COVID-19 J&J , không phải vắc-xin Pfizer hay Moderna. Đối với những người hiện muốn tiêm vắc-xin COVID-19, DOH khuyến nghị vắc-xin Moderna và Pfizer. Tuy nhiên, vắc-xin J&J vẫn có sẵn nếu quý vị không thể hoặc không sẵn sàng tiêm vắc-xin này. Vui lòng liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để trao đổi về các lựa chọn của quý vị.
Nếu quý vị đã tiêm vắc-xin COVID-19 J&J trong vòng ba tuần qua hoặc dự kiến tiêm vắc-xin COVID-19 J&J , hãy lưu ý những dấu hiệu cảnh báo về chứng rối loạn đông máu do TTS gây ra. Chúng bao gồm đau đầu nghiêm trọng, đau bụng, đau chân, và/hoặc thở gấp. Nếu quý vị gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, vui lòng tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức.
Hoàn toàn bình thường nếu quý vị có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, bao gồm sốt, đau đầu, mệt mỏi và đau cơ/khớp, trong suốt tuần đầu tiên sau khi được tiêm bất kỳ vắc-xin COVID-19 nào. Các tác dụng phụ này thường bắt đầu trong vòng ba ngày kể từ ngày tiêm vắc-xin và chỉ kéo dài trong vài ngày.
- Vắc-xin được FDA phê duyệt có ý nghĩa gì?
-
Để phê duyệt đầy đủ, FDA phải xem xét dữ liệu trong khoảng thời gian dài hơn so với khi cấp phép sử dụng khẩn cấp. Để vắc-xin được phê duyệt đầy đủ, dữ liệu phải cho thấy tính an toàn, hiệu quả và quản lý chất lượng ở cấp độ cao khi sản xuất vắc-xin.
Cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho phép FDA đưa sản phẩm vào sử dụng trong giai đoạn khẩn cấp đã được ban bố trước khi sản phẩm được cấp phép đầy đủ. Mục đích của EUA là đảm bảo mọi người có thể được tiêm vắc-xin cứu mạng trước khi có thể phân tích dữ liệu dài hạn hơn. Tuy nhiên, đối với EUA, vẫn yêu cầu phải xem xét kỹ lưỡng dữ liệu lâm sàng—chỉ là trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Bất kỳ EUA nào do FDA cấp phép cũng sẽ được Scientific Safety Review Workgroup (Nhóm Công Tác Đánh Giá An Toàn Khoa Học) kiểm tra sâu hơn, theo như Western States Pact (Hiệp Ước Các Tiểu Bang Miền Tây) (chỉ có bằng Tiếng Anh).
- Western States Pact là gì?
-
Nhóm công tác này đã cung cấp một lớp đánh giá khác của chuyên gia về tính an toàn của vắc-xin. Hội đồng bao gồm các chuyên gia được chỉ định bởi tất cả quốc gia thành viên và các nhà khoa học được công nhận trên toàn quốc có chuyên môn về tiêm chủng và sức khỏe cộng đồng. Nhằm phối hợp chặt chẽ và hợp tác với các tiểu bang miền Tây khi COVID-19 được tuyên bố là tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe, hội đồng này đã xem xét tất cả dữ liệu công khai có sẵn đồng thời với các đánh giá của liên bang đối với bốn loại vắc-xin mà chúng ta hiện có sẵn ở tiểu bang Washington. Khi chuyển sang giai đoạn phục hồi mới của đại dịch, Western States Pact (Hiệp Ước Các Tiểu Bang Miền Tây) đã bị giải tán và U.S. Food and Drug Administration (FDA, Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ) sẽ là người xác định việc cấp phép sử dụng vắc-xin ở các tiểu bang phía Tây cũng như Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) sẽ đưa ra các khuyến nghị về vắc-xin.
Có thể xem các phát hiện của Western States Scientific Safety Review Workgroup tại:
- Vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech (PDF) (Tiếng Anh)
- Vắc-xin ngừa COVID-19 của Moderna (PDF) (Tiếng Anh)
- Vắc-xin ngừa COVID-19 Janssen của Johnson & Johnson (PDF) (Tiếng Anh)
- Vắc-xin ngừa COVID-19 Novavax (Tiếng Anh)
- Vắc-xin ngừa COVID-19 sẽ hoạt động như thế nào trong cơ thể tôi?
-
Hãy xem video về cách vắc-xin hoạt động trong cơ thể quý vị.
Vắc-xin mRNA (vắc-xin ngừa COVID-19 Pfizer và Moderna)
Có hai loại vắc-xin hiện tại có tên là vắc-xin RNA thông tin (mRNA).
Vắc-xin mARN hướng dẫn các tế bào trong cơ thể quý vị tạo ra một loại protein vô hại tìm thấy trên bề mặt vi-rút corona. Hệ miễn dịch của quý vị thấy rằng protein đó không nên có trong cơ thể và cơ thể quý vị bắt đầu tạo kháng thể. Các kháng thể này sẽ nhớ cách chống lại COVID-19 nếu quý vị bị nhiễm bệnh trong tương lai. Khi quý vị được tiêm vắc-xin, quý vị phát triển khả năng miễn dịch với COVID-19 mà không buộc phải bị nhiễm bệnh. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, mRNA nhanh chóng phân giải và được cơ thể đào thải chỉ trong một vài ngày.
Vắc-xin véc-tơ vi-rút (vắc-xin ngừa COVID-19 Johnson & Johnson)
Có một loại vắc-xin ngừa COVID-19 có tên là vắc-xin véc-tơ vi-rút.
Các vắc-xin véc-tơ được tạo bởi phiên bản đã bị suy yếu của một vi-rút (một loại vi-rút khác với loại gây ra COVID-19). Các vắc-xin này hướng dẫn các tế bào trong cơ thể tạo ra một loại protein vô hại tìm thấy trên bề mặt vi-rút corona. Hệ miễn dịch của quý vị thấy rằng protein đó không nên có trong cơ thể và bắt đầu tạo kháng thể. Cơ thể quý vị học được cách bảo vệ quý vị khỏi sự lây nhiễm COVID-19 trong tương lai, mà không làm quý vị bị bệnh.
Loại vắc-xin véc-tơ mà chúng ta có là loại một liều. Sau khi tiêm vắc-xin, thường sẽ mất khoảng hai tuần để đạt được sự bảo vệ tối đa.
Vắc xin tiểu đơn vị protein (Vắc-xin COVID-19 Novavax)
Một trong những loại vắc-xin ngừa COVID-19 được Food and Drug Administration (FDA, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ) cho phép là vắc-xin tiểu đơn vị protein. Vắc-xin tiểu đơn vị protein chứa các mảnh của vi-rút (protein) gây ra COVID-19 (được tạo ra mà không sử dụng bất kỳ vi-rút sống nào) với một chất phụ gia nhằm giúp vắc-xin hoạt động tốt hơn trong cơ thể. Một khi hệ thống miễn dịch của quý vị biết cách phản ứng với protein đột biến, nó sẽ có thể phản ứng nhanh chóng với vi-rút thực tế và bảo vệ quý vị chống lại COVID-19. Vắc-xin tiểu đơn vị không thể khiến cơ thể nhiễm vi-rút gây ra COVID-19 và không tương tác với DNA của chúng ta.
Vắc-xin tiểu đơn vị vi-rút hiện có là vắc-xin gồm 2 liều. Thường mất khoảng 2 tuần sau khi nhận liều thứ 2 để chúng ta được bảo vệ hoàn toàn.
Đôi khi việc tiêm vắc-xin có thể gây ra sốt nhẹ hoặc các triệu chứng như bị cảm, nhưng những điều này không có hại.
Để biết thêm thông tin, hãy xem các nguồn thông tin này: Thông Tin Nhanh về Các Vắc-xin Ngừa COVID-19 và Vắc-xin Ngừa COVID-19: Những Điều Cần Biết.
Khi trong cộng đồng có đủ số người có thể chống lại vi-rút corona, vi-rút sẽ không thể lây lan cho ai nữa. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể ngăn chặn lây lan nhanh hơn và tiến gần hơn một chút đến việc chấm dứt đại dịch này.
- Vắc-xin ngừa COVID-19 được tạo ra như thế nào?
-
Video ngắn này giải thích cách vắc-xin ngừa COVID được tạo ra.
- Vắc-xin mRNA là gì?
-
Vắc-xin RNA thông tin, hay vắc-xin mRNA là một loại vắc-xin mới. Các vắc-xin mRNA hướng dẫn các tế bào trong cơ thể quý vị tạo ra một loại “protein gai” vô hại. Protein gai là những gì quý vị có thể thấy được trên bề mặt của vi-rút corona. Hệ thống miễn dịch của quý vị thấy rằng protein này không thuộc về cơ thể quý vị, và cơ thể quý vị bắt đầu xây dựng một phản ứng miễn dịch và tạo ra kháng thể. Điều này cũng tương tự với những gì xảy ra khi chúng ta nhiễm COVID-19 một cách “tự nhiên”. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, mRNA nhanh chóng phân giải và được cơ thể đào thải chỉ trong một vài ngày.
Mặc dù trước đây chúng ta đã dùng mRNA cho các kiểu chăm sóc y tế và thú y khác, việc chế tạo vắc-xin bằng phương pháp này là một bước tiến lớn đối với khoa học và có thể mang ý nghĩa rằng các loại vắc-xin trong tương lai có thể được tạo ra dễ dàng hơn.
Quý vị có thể đọc về cách vắc-xin mRNA hoạt động trên trang web của CDC.
- Vắc-xin véc-tơ vi-rút là gì?
-
Loại vắc-xin này được tạo bởi phiên bản đã bị suy yếu của một vi-rút khác (“véc-tơ”) nhằm hướng dẫn cho các tế bào của quý vị. Véc-tơ xâm nhập vào tế bào và sử dụng cơ chế của tế bào để tạo ra một mảnh protein gai COVID-19 vô hại. Tế bào hiển thị protein gai trên bề mặt của tế bào, và hệ thống miễn dịch của quý vị thấy rằng protein này không thuộc về tế bào. Hệ thống miễn dịch của quý vị sẽ bắt đầu tạo ra kháng thể và kích hoạt các tế bào miễn dịch khác để chống lại thứ mà hệ thống xem như một sự lây nhiễm. Cơ thể quý vị học được cách bảo vệ quý vị khỏi sự lây nhiễm COVID-19 trong tương lai, mà không làm quý vị bị bệnh.
- Vắc xin tiểu đơn vị protein là gì?
-
Một trong những loại vắc-xin ngừa COVID-19 được Food and Drug Administration (FDA, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ) cho phép là vắc-xin tiểu đơn vị protein. Vắc-xin tiểu đơn vị protein chứa các mảnh của vi-rút (protein) gây ra COVID-19 (được tạo ra mà không sử dụng bất kỳ vi-rút sống nào) với một chất phụ gia nhằm giúp vắc-xin hoạt động tốt hơn trong cơ thể. Một khi hệ thống miễn dịch của quý vị biết cách phản ứng với protein đột biến, nó sẽ có thể phản ứng nhanh chóng với vi-rút thực tế và bảo vệ quý vị chống lại COVID-19. Vắc-xin tiểu đơn vị không thể khiến cơ thể nhiễm vi-rút gây ra COVID-19 và không tương tác với DNA của chúng ta.
- Chất bổ trợ là gì?
-
Chất bổ trợ trong Novavax là chất phụ gia nhằm giúp tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể.
- Có những thành phần nào trong vắc-xin?
-
Các thành phần có trong vắc-xin ngừa COVID-19 khá điển hình đối với các loại vắc-xin. Các vắc-xin này chứa hoạt chất là RNA thông tin (mRNA) hoặc vi-rút adeno đã biến đổi, cùng với các thành phần khác như chất béo, muối và đường để bảo vệ hoạt chất, giúp hoạt chất có hiệu quả hơn trong cơ thể và bảo vệ vắc-xin trong quá trình bảo quản và vận chuyển.
Vắc-xin Novavax ngừa COVID-19 là vắc-xin dựa trên tiểu đơn vị protein có chứa chất phụ gia, cùng với chất béo và đường để giúp vắc-xin hoạt động tốt hơn trong cơ thể. Vắc-xin này không sử dụng mRNA.
Các vắc-xin của Pfizer, Moderna, Novavax và Johnson and Johnson không chứa tế bào của người (gồm cả tế bào của thai nhi), vi-rút COVID-19, cao su, chất bảo quản hay bất kỳ phụ phẩm nào từ động vật bao gồm các sản phẩm thịt heo hoặc gelatin. Các vắc-xin này không được nuôi cấy trong trứng và không chứa bất kỳ sản phẩm nào từ trứng.
Hãy xem mục Hỏi Đáp này; trang web từ Children's Hospital of Philadelphia (Tiếng Anh) để biết thêm thông tin về các thành phần. Quý vị cũng có thể xem được danh sách thành phần đầy đủ trong tờ thông tin về vắc-xin của Pfizer, Moderna, Novavax và Johnson & Johnson
- Vắc-xin Johnson & Johnson có chứa mô bào thai không?
-
Vắc-xin ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson được sản xuất theo công nghệ giống như nhiều loại vắc-xin khác. Vắc-xin này không chứa các thành phần của bào thai hay tế bào phôi thai. Một phần vắc-xin này được tạo ra từ các bản sao nuôi cấy trong phòng thí nghiệm của các tế bào được lấy từ những ca tự nguyện phá thai hơn 35 năm trước. Kể từ đó, các dòng tế bào để tạo ra những loại vắc-xin này đã được duy trì trong phòng thí nghiệm và không có nguồn tế bào phôi thai nào khác được sử dụng để sản xuất các loại vắc-xin này. Đây có thể là thông tin mới đối với một số người. Tuy nhiên, các loại vắc-xin phòng bệnh thủy đậu, rubella và viêm gan A cũng được sản xuất theo phương thức này.
- Vắc-xin ngừa COVID-19 có gây vô sinh không?
-
Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy vắc-xin có khả năng gây vô sinh hoặc liệt dương. Khi thâm nhập vào cơ thể quý vị, vắc-xin sẽ tác động lên hệ miễn dịch để tạo ra các kháng thể chống lại vi-rút corona. Quá trình này sẽ không ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản của quý vị.
Centers for Disease Control and Prevention (CDC), American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG) (Tiếng Anh), và Society for Maternal-Fetal Medicine (SMFM) (Tiếng Anh) khuyến nghị tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc dự định mang thai. Nhiều người tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đã mang thai hoặc sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh.
Hiện không có bằng chứng cho thấy bất kỳ vắc-xin nào, bao gồm vắc-xin ngừa COVID-19, gây ra các vấn đề vô sinh ở nam giới. Một nghiên cứu nhỏ gần đây được thực hiện trên 45 người đàn ông khỏe mạnh (Tiếng Anh), những người đã được tiêm vắc-xin mRNA ngừa COVID-19 (tức là Pfizer-BioNTech hoặc Moderna) đã xem xét các đặc điểm của tinh trùng, như số lượng và khả năng di chuyển, trước và sau khi tiêm vắc-xin. Các nghiên cứu cho thấy không có các thay đổi đáng kể ở các đặc điểm này của tinh trùng sau khi tiêm vắc-xin.
Sốt do bệnh tật đã có liên quan đến việc giảm khả năng sản xuất tinh trùng ở nam giới khỏe mạnh trong thời gian ngắn. Mặc dù sốt có thể là một tác dụng phụ tạm thời của việc tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, hiện không có bằng chứng nào cho thấy sốt sau khi tiêm vắc-xin ngừa COVID gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng.
Hãy xem Thông tin về Vắc-xin ngừa COVID-19 cho những người muốn có con của CDC để biết thêm thông tin. Quý vị cũng có thể xem Trang web về các loại Vắc-xin ngừa COVID-19 của CDC để biết thông tin thực tế về các loại vắc-xin.
- Các triệu chứng nào là bình thường sau khi tiêm vắc-xin?
-
Cũng như các loại vắc-xin thông thường khác, các phản ứng phụ phổ biến bao gồm đau cánh tay, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ.
Các triệu chứng này là một dấu hiệu cho thấy vắc-xin đang hoạt động. Trong khi thử nghiệm Pfizer và Moderna, những tác dụng phụ này thường xảy ra nhất trong vòng hai ngày sau khi tiêm vắc-xin, và kéo dài khoảng một ngày. Tác dụng phụ thường xảy ra sau tiêm liều thứ hai hơn so với liều thứ nhất. Trong các thử nghiệm lâm sàng của Johnson & Johnson, trung bình tác dụng phụ kéo dài trong khoảng một đến hai ngày.
Đối với cả ba loại vắc-xin, những người trên 55 tuổi thường ít báo cáo gặp phải tác dụng phụ hơn so với những người trẻ tuổi hơn.
Quý vị có thể thấy một số tin đồn về các tác dụng phụ không có thật trên mạng trực tuyến hoặc mạng xã hội. Hãy đảm bảo mỗi khi quý vị thấy được một luận điệu về một tác dụng phụ của vắc-xin, quý vị kiểm tra nguồn gốc của luận điệu đó. - Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi bị ốm sau khi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19?
-
Cũng như các loại vắc-xin thông thường khác, vắc-xin ngừa COVID-19 thường đi cùng với các tác dụng phụ, chẳng hạn như đau cánh tay, sốt, nhức đầu hoặc mệt mỏi sau khi tiêm vắc-xin. Đó là các dấu hiệu cho thấy vắc-xin đang phát huy tác dụng. Tìm hiểu thêm về các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi nhận vắc-xin COVID-19.
Nếu quý vị bị bệnh sau khi tiêm vắc-xin, quý vị nên báo cáo sự kiện bất lợi cho Vaccine Adverse Event Reporting System (VAERS, Hệ Thống Báo Cáo Sự Kiện Bất Lợi Với Vắc-xin) (chỉ có bằng Tiếng Anh). Một “sự kiện bất lợi” là bất kỳ vấn đề sức khỏe hay tác dụng phụ nào diễn ra sau khi tiêm vắc-xin. Để biết thêm thông tin về VAERS, hãy xem "VAERS là gì?" ở bên dưới
- VAERS là gì?
-
VAERS là một hệ thống cảnh báo sớm được dẫn dắt bởi Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) và Food and Drug Administration (FDA, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ). VAERS có thể giúp xác định các vấn đề có thể có liên quan đến một loại vắc-xin.
Bất kỳ ai (nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân, người chăm sóc) cũng có thể báo cáo các phản ứng phụ bất lợi có khả năng xảy ra cho VAERS (chỉ có bằng Tiếng Anh).
Có giới hạn đối với hệ thống. Một báo cáo VAERS không có nghĩa là vắc-xin gây ra phản ứng hoặc hệ quả. Điều này chỉ có nghĩa rằng việc tiêm vắc-xin diễn ra trước.
VAERS được thiết lập nhằm giúp các nhà khoa học phát hiện được các xu hướng hoặc lý do mà họ cần điều tra về một vấn đề có thể xảy ra. Đây không phải là danh sách các hệ quả của việc tiêm vắc-xin đã được xác nhận.
Khi quý vị báo cáo cho VAERS, quý vị sẽ giúp CDC và FDA xác định được các quan ngại về sức khỏe có thể xảy ra và đảm bảo các vắc-xin an toàn. Nếu phát sinh bất kỳ vấn đề nào, họ sẽ hành động và thông báo cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về các quan ngại có thể xảy ra.
- Tôi có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 không nếu tôi đã bị nhiễm COVID-19?
-
Có, Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP, Ủy Ban Cố Vấn về Các Biện Pháp Thực Hành Chủng Ngừa) khuyến nghị tất cả những người đã bị nhiễm COVID-19 vẫn cần tiêm vắc-xin.
Dữ liệu cho thấy ít trường hợp tái nhiễm COVID-19 trong 90 ngày sau khi bị nhiễm, vì vậy quý vị có thể có sự bảo vệ (được gọi là miễn dịch tự nhiên) nhất định. Tuy nhiên, chúng ta không biết khả năng miễn dịch tự nhiên có thể tồn tại trong bao lâu.
Những người hiện đang nhiễm COVID-19 nên chờ để được tiêm vắc-xin cho đến khi họ cảm thấy khỏe hơn và đã hết thời gian cách ly của họ.
Những người gần đây đã phơi nhiễm với COVID-19 cũng cần đợi hết giai đoạn cách ly kiểm dịch mới tiêm vắc-xin, nếu họ có thể cách ly kiểm dịch an toàn khỏi những người khác. Nếu họ có nguy cơ lây nhiễm cao đối với những người khác, họ có thể được tiêm vắc-xin trong giai đoạn cách ly kiểm dịch để ngăn chặn sự lây lan.
Vui lòng tham khảo trang Cách Ly và Cách Ly Kiểm Dịch liên quan đến COVID-19 để tìm hiểu về các hướng dẫn cách ly và cách ly kiểm dịch.
- Tôi có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 không nếu trước đây tôi đã từng có phản ứng dị ứng với vắc-xin?
-
Không nên tiêm vắc-xin cho những người có tiền sử rõ ràng về phản ứng dị ứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sốc phản vệ, với một liều vắc-xin mRNA hoặc véc-tơ vi-rút trước đó, hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech/Comirnaty, Moderna, Novavax hoặc Johnson & Johnson–Janssen
Những ai đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các loại vắc-xin khác hoặc với liệu pháp tiêm vẫn có thể được tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, nhà cung cấp nên thực hiện đánh giá rủi ro và tư vấn cho họ về các rủi ro tiềm ẩn. Nếu bệnh nhân quyết định tiêm vắc-xin, nhà cung cấp phải quan sát họ trong vòng 30 phút để giám sát bất kỳ phản ứng tức thời nào.
Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP) khuyến nghị các nhà cung cấp quan sát tất cả các bệnh nhân khác trong ít nhất 15 phút sau khi tiêm vắc-xin để giám sát phản ứng dị ứng. Hãy xem các cân nhắc lâm sàng tạm thời đối với vắc-xin mRNA của ACIP (Tiếng Anh) để biết thêm thông tin.
Yêu Cầu Về Vắc-xin
- Có bắt buộc phải tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 không?
-
Việc tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 hay không là lựa chọn của quý vị, nhưng một số chủ lao động, trường cao đẳng và đại học có yêu cầu điều này.
- Thông tin về các yêu cầu vắc-xin của chính phủ (Tiếng Anh) đối với nhân viên và nhà thầu của các cơ quan tiểu bang, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các cơ sở giáo dục và cơ sở chăm sóc trẻ em.
Washington hiện đang yêu cầu phải tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đối với:
- Nhân viên chăm sóc sức khỏe và nhân viên chăm sóc dài hạn (Tiếng Anh)
- Nhân viên tại các cơ quan nội các của tiểu bang (Tiếng Anh)
- Nhân viên tại các cơ sở giáo dục (Tiếng Anh) , bao gồm:
- Nhân viên và nhà thầu làm việc tại các trường tư thục từ Mẫu giáo-Lớp 12, học khu công lập từ Mẫu giáo-Lớp 12, trường bán công và khu dịch vụ giáo dục (chỉ thị không áp dụng đối với các trường giáo dục hoặc học sinh kết hợp tiểu bang-bộ lạc),
- Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em và học tập sớm, phục vụ trẻ em đến từ nhiều hộ gia đình, và
- Nhân viên trong cơ sở giáo dục đại học.
Những nhân viên này được yêu cầu phải tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầy đủ (ít nhất hai tuần sau khi hoàn thành tiêm các liều vắc-xin) trước ngày 18 tháng 10 năm 2021. Yêu cầu bao gồm cả các nhà thầu, tình nguyện viên, và người lao động tại tất cả các vị trí khác có làm việc trong các cơ sở này.
Nếu quý vị thuộc một trong các nhóm này hoặc chủ lao động hay nhà trường của quý vị yêu cầu tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, hãy trao đổi cùng bộ phận nhân sự, chủ lao động, hoặc trường học của quý vị để biết được những gì cần thực hiện. Department of Health (Sở Y Tế) không tham dự vào chính sách của chủ lao động hoặc trường cao đẳng/đại học.
Vắc-xin sẽ giúp bảo vệ quý vị và những người khác xung quanh quý vị khỏi COVID-19, và chúng tôi khuyến khích quý vị trao đổi với bác sĩ hoặc phòng khám của mình về các lợi ích
- Yêu cầu tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đối với nhân viên Mẫu giáo-Lớp 12 là gì?
-
Vào ngày 18 tháng 8 năm 2021, Thống Đốc Inslee đã tuyên bố một chỉ thị yêu cầu tất cả các nhân viên của các trường công lập và tư thục từ Mẫu giáo-Lớp 12 phải được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầy đủ, hoặc được miễn trừ vì lý do tôn giáo hoặc y tế trước ngày 18 tháng 10 năm 2021.
Chỉ thị áp dụng cho tất cả các nhân viên ở các cơ sở giáo dục (Tiếng Anh), bao gồm:
- Nhân viên và nhà thầu làm việc tại các trường tư thục từ Mẫu giáo-Lớp 12, học khu công lập từ Mẫu giáo-Lớp 12, trường bán công và khu dịch vụ giáo dục (chỉ thị không áp dụng đối với các trường giáo dục hoặc học sinh kết hợp tiểu bang-bộ lạc),
- Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em và học tập sớm, phục vụ trẻ em đến từ nhiều hộ gia đình, và
- Nhân viên trong cơ sở giáo dục đại học.
Để biết thêm thông tin, hãy xem Yêu cầu tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đối với nhân viên trường học từ Mẫu giáo-Lớp 12: các câu hỏi thường gặp (PDF) (Tiếng Anh) (Office of Superintendent of Public Instruction, Văn Phòng Giám Đốc Học Khu Phụ Trách Giáo Dục Công Lập).
- Làm thế nào để tôi được miễn trừ yêu cầu tiêm vắc-xin?
-
Nếu chủ lao động hoặc trường cao đẳng/đại học của quý vị yêu cầu phải tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, hoặc quý vị phải tiêm vắc-xin theo tuyên bố ngày 9 tháng 8 (Tiếng Anh) hoặc tuyên bố ngày 18 tháng 8 (Tiếng Anh) của Thống Đốc Jay Inslee, quý vị nên liên hệ với chủ lao động hoặc trường cao đẳng/đại học của quý vị để tìm hiểu cách thức họ thu thập bằng chứng về việc tiêm vắc-xin, họ có chính sách ngừng tham gia hay không, và quý vị phải thực hiện những gì để ngừng tham gia. Department of Health (Sở Y Tế) không tham dự vào chính sách của chủ lao động hoặc trường cao đẳng/đại học.
Quý vị không cần tìm biểu mẫu miễn trừ tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 từ Department of Health (DOH, Sở Y Tế). DOH không có biểu mẫu miễn trừ tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Certificate of Exemption (COE, Chứng Nhận Miễn Trừ) của Tiểu Bang Washington chỉ dành cho phụ huynh/người giám hộ muốn miễn trừ cho con em mình khỏi việc chủng ngừa được yêu cầu cho trẻ em tại các trường học Mẫu Giáo-Lớp 12, trường mầm non, hoặc cơ sở chăm sóc trẻ em. Hiện tại, Washington không yêu cầu phải tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đối với trẻ em để đến trường hoặc cơ sở chăm sóc trẻ em, vì thế điều này không được bao gồm trên Certificate of Exemption (COE, Chứng Nhận Miễn Trừ).
Trường Học và Cơ Sở Chăm Sóc Trẻ
- Người dưới 18 tuổi có thể tiêm vắc-xin được không?
-
Tại thời điểm này, 2 loại vắc-xin COVID-19 Pfizer-BioNTech (Pfizer) và Moderna được phép sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin Novavax dành cho những người trên 12 tuổi theo Emergency Use Authorization (EUA, Giấy Phép Sử Dụng Khẩn Cấp).
Thanh thiếu niên dưới 17 tuổi có thể cần được sự chấp thuận của cha mẹ hoặc người giám hộ (chỉ Tiếng Anh) để được tiêm vắc-xin, trừ khi trẻ sống tự do về mặt pháp lý. Hãy truy cập trang web của chúng tôi về Vaccinating Youth (Tiêm vắc-xin cho thanh niên) để biết thêm thông tin.
Hãy kiểm tra với phòng khám tiêm vắc-xin để biết yêu cầu của họ trong việc xuất trình bằng chứng chấp thuận của cha mẹ hoặc sống tự do về mặt pháp lý.
- Tiểu bang có yêu cầu tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 để nhập học Mẫu giáo-Lớp 12 không?
-
State Board of Health (Hội Đồng Y Tế Tiểu Bang), không phải Department of Health (Sở Y Tế), có thẩm quyền đưa ra yêu cầu chủng ngừa đối với trẻ em tại các trường học Mẫu giáo-Lớp 12 Revised Code of Washington (RCW, Bộ Luật Sửa Đổi Của Washington) 28A.210.140 (chỉ tiếng Anh).
- Con em tôi có được tiêm vắc-xinkhác khi đang tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 không?
-
Bây giờ, mọi người có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 trong vòng 14 ngày sau khi tiêm các vắc-xin khác, bao gồm cả việc tiêm cùng ngày.
- Liệu yêu cầu chủng ngừa tại trường học có bất kỳ thay đổi linh hoạt nào trong năm học 2022-2023 do đại dịch COVID-19 không?
-
State Board of Health (Hội Đồng Y Tế Tiểu Bang) sẽ xác định liệu sẽ có bất kỳ thay đổi nào đối với yêu cầu chủng ngừa tại trường học hay không. Vào thời điểm này, các yêu cầu chủng ngừa tại trường học vẫn duy trì như cũ. Trẻ em sẽ cần đáp ứng các yêu cầu tiêm vắc-xin trước khi vào học ngày đầu tiên tại trường học.
Cuộc sống sau khi tiêm vắc-xin
- Được tiêm vắc-xin đầy đủ nghĩa là gì?
-
Quý vị đã nhận các liều vắc-xin ngừa COVID-19 mới nhất nếu đã hoàn thành các liều vắc-xin chính ngừa COVID-19 và nhận các liều tăng cường gần đây nhất được khuyến cáo cho quý vị bởi CDC.
- Bây giờ tôi đã được tiêm vắc-xin đầy đủ, tôi nên làm gì?
-
Khi quý vị đã nhận đủ vắc-xin, quý vị nên:
- Lên lịch hoặc đặt lời nhắc trên lịch của quý vị để nhận liều tăng cường khi quý vị đủ điều kiện: Ít nhất 2 tháng sau khi hoàn thành các liều chính hoặc liều tăng cường trước đóĐiều này sẽ giúp quý vị nhận được vắc-xin COVID-19 “đúng hạn” và có được sự bảo vệ tốt nhất có thể. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang “Các Liều Vắc-xin Tăng Cường”.
- Hãy xem thẻ vắc-xin bằng giấy của quý vị như giấy khai sinh hoặc các giấy tờ chính thức khác! Hãy chụp ảnh tấm thẻ đó và cất nó ở nhà. Trong tương lai, quý vị có thể cần chứng minh rằng quý vị đã nhận vắc-xin ngừa COVID-19.
- Nên đem theo bên người một bằng chứng chính thức về tiêm chủng. Xem các ví dụ trên trang Xác Minh Vắc-xin COVID-19 của Department of Health (Sở Y Tế).
- Cài đặt WA Verify (Xác Minh WA) vào điện thoại thông minh của quý vị.
- Nếu tôi đã được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầy đủ, tôi có cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác không?
-
Ngay cả khi quý vị nhận đủ vắc-xin, quý vị vẫn nên:
- Nhận vắc-xin “đúng hạn” bằng cách nhận liều tăng cường để được bảo vệ tốt nhất có thể.
- Tôn trọng các quy tắc ở không gian hiện tại. Các thành phố, quận, doanh nghiệp, sự kiện và địa điểm vẫn có thể yêu cầu đeo khẩu trang hoặc bằng chứng tiêm chủng/xét nghiệm âm tính.
- Thực hiện xét nghiệm nếu xuất hiện các triệu chứng COVID-19.
- Cài đặt WA Notify vào điện thoại thông minh của quý vị để cảnh báo nếu quý vị đã phơi nhiễm với COVID-19 và cảnh báo ẩn danh cho những người khác nếu quý vị có xét nghiệm dương tính. WA Notify là một ứng dụng hoàn toàn riêng tư. Ứng dụng không biết quý vị là ai hoặc theo dõi quý vị đã đi những nơi nào.
- Đeo khẩu trang vừa vặn tại tất cả môi trường công cộng đông đúc trong nhà để có được sự bảo vệ tốt nhất có thể.
- Thực hiện theo khuyến nghị đi lại của Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) và sở y tế.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết sau khi có thể đã phơi nhiễm COVID-19:
- Vui lòng tham khảo trang Cách Ly và Cách Ly Kiểm Dịch liên quan đến COVID-19 để tìm hiểu về các hướng dẫn cách ly và cách ly kiểm dịch.
- Tôi có thể tụ tập đông nếu tất cả chúng tôi đã được tiêm vắc-xin không?
-
Những người nhận đủ vắc-xin và cũng nhận vắc-xin tăng cường đúng hạn thì sẽ được bảo vệ tốt chống lại COVID-19. Việc tụ tập sẽ an toàn hơn giữa những người đã nhận đủ vắc-xin.
Xin lưu ý rằng một số người có thể không cảm thấy thoải mái khi tụ tập - ngay cả ở những địa điểm có rủi ro thấp. Những người khác có thể chưa muốn ôm và bắt tay nhau. Điều đó hoàn toàn bình thường. Mọi người đều đang thích nghi với trạng thái bình thường mới và tất cả chúng ta chỉ muốn giữ an toàn và bảo vệ những người thân yêu của mình.
- Tôi có cần phải xuất trình bằng chứng tiêm vắc-xin không?
-
Quý vị có thể sẽ phải chứng minh rằng mình đã được nhận vắc-xin ngừa COVID-19 ở một số khu vực, doanh nghiệp hoặc tại một số sự kiện nhất định.
Vì thế nên xem thẻ thông tin tiêm vắc-xin bằng giấy của quý vị như giấy khai sinh hoặc các giấy tờ chính thức khác! Hãy chụp ảnh cho thẻ và giữ ở nhà. Đọc thêm về thẻ thông tin tiêm vắc-xin và hồ sơ chủng ngừa.
- Sẽ ra sao nếu tôi không nhận vắc-xin COVID-19 đúng hạn?
-
Nếu quý vị chưa nhận vắc-xin COVID-19 khi đã tới hạn:
- Hãy tìm vắc-xin COVID-19 miễn phí ở gần quý vị!
- Cân nhắc đeo khẩu trang vừa vặn trong các môi trường công cộng đông đúc trong nhà.
- Xét nghiệm COVID-19 nếu quý vị đang xuất hiện các triệu chứng.
- Nếu quý vị đi ra bên ngoài, hãy xét nghiệm COVID-19 trước và sau khi đi.
- Cài đặt WA Notify vào điện thoại thông minh của quý vị để cảnh báo nếu quý vị có thể đã phơi nhiễm COVID-19 và cảnh báo ẩn danh cho người khác nếu quý vị có kết quả dương tính. WA Notify là một ứng dụng hoàn toàn riêng tư. Ứng dụng không biết quý vị là ai hoặc theo dõi quý vị đã đi những nơi nào.
- Tôi có thể bị bệnh do COVID-19 sau khi đã tiêm vắc-xin không?
-
Thông thường sẽ không có khả năng, nhưng vẫn có một cơ hội nhỏ. Các vắc-xin rất hiệu quả, nhưng không đạt mức 100%. Nếu quý vị có các triệu chứng như COVID-19, quý vị nên tránh xa những người khác và liên hệ với một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Họ có thể khuyến nghị thực hiện xét nghiệm COVID-19.
Để xem thông tin xét nghiệm COVID-19, vui lòng xem Thông Tin Xét Nghiệm.
- Tôi có thể làm lây lan COVID-19 sau khi đã tiêm vắc-xin không?
-
Việc nhiễm bệnh xảy ra với tỷ lệ thấp hơn ở những người nhận đủ vắc-xin và đã nhận liều tăng cường. Tuy nhiên, những người nhận vắc-xin COVID-19 đúng hạn và bị nhiễm COVID-19 có thể lây vi-rút cho người khác.
- Tôi nên làm gì nếu đã tiếp xúc với người mắc COVID-19?
-
Vui lòng tham khảo trang Cách Ly và Cách Ly Kiểm Dịch liên quan đến COVID-19 để tìm hiểu về các hướng dẫn cách ly và cách ly kiểm dịch.
- Làm thế nào để tôi quản lý được căng thẳng và lo âu do các vấn đề xoay quanh COVID-19?
-
Chúng tôi hiểu rằng đại dịch có thể tác động đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của quý vị. Quý vị không đơn độc. Nhiều người ở Washington đang đối mặt với căng thẳng và lo âu liên quan đến tài chính và khó khăn về việc làm, đóng cửa trường học, cách ly xã hội, quan ngại về sức khỏe, đau buồn và mất mát, và nhiều lý do khác. Điều này cũng bao gồm âu lo gia tăng có thể xảy đến khi quay lại với các hoạt động công cộng.
Sau đây là một số nguồn trợ giúp có thể giúp quý vị quản lý căng thẳng và lo âu:
- Gọi đến đường dây Washington Listens (Washington Lắng Nghe) theo số 833-681-0211 để được hỗ trợ và nhận nguồn trợ giúp về căng thẳng liên quan đến COVID.
- Nếu quý vị gặp khủng hoảng:
- Đường Dây Nóng về Phòng Chống Tự Tử (chỉ có bằng Tiếng Anh):
800-273-8255 (Hỗ trợ 150 ngôn ngữ) - Crisis Connections (Kết Nối Khủng Hoảng): 866-427-4747
- Teen Link: gọi điện hoặc gửi tin nhắn tới 866-833-6546 (Có dịch vụ hỗ trợ ngôn ngữ
- Đường Dây Nóng về Phòng Chống Tự Tử (chỉ có bằng Tiếng Anh):
- Sử dụng A Mindful State (chỉ có bằng Tiếng Anh) để lắng nghe, tìm hiểu, chia sẻ và kết nối về vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Truy cập trang Sức Khỏe Tâm Thần của chúng tôi (chỉ có bằng Tiếng Anh) để có thêm nhiều nguồn trợ giúp.
Liều Vắc-xin Tăng Cường và Liều Bổ Sung
- Sự khác biệt giữa liều bổ sung và liều tăng cường của vắc-xin ngừa COVID-19 là gì?
-
Một liều bổ sung (còn được gọi là liều thứ ba) dành cho những người bị suy giảm miễn dịch. Một số người bị suy giảm miễn dịch không xây dựng được đủ sự bảo vệ khi tiêm vắc-xin đầy đủ lần đầu. Khi điều này xảy ra, việc tiêm thêm một liều vắc-xin có thể giúp họ xây dựng thêm sự bảo vệ đối với bệnh.
Một liều tăng cường là liều vắc-xin được tiêm cho những người đã xây dựng đủ sự bảo vệ sau khi tiêm vắc-xin, nhưng sau đó sự bảo vệ suy giảm theo thời gian (điều này được gọi là suy giảm khả năng miễn dịch). Đây là lý do vì sao quý vị phải tiêm vắc-xin uốn ván tăng cường cách mỗi 10 năm, vì sự bảo vệ từ các liều vắc-xin uốn ván quý vị tiêm lúc còn nhỏ đã suy giảm theo thời gian.
Vui lòng xem hướng dẫn của Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) cho những người bị suy giảm miễn dịch hoặc đến truy cập trang web của DOH.
- Những ai nên được tiêm liều bổ sung vắc-xin COVID-19?
-
Vui lòng xem hướng dẫn của Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) cho những người bị suy giảm miễn dịch hoặc đến truy cập trang web của DOH.
- Tại sao các liều tăng cường lại quan trọng?
-
Liều tăng cường giúp bảo vệ liên tục chống lại các bệnh nặng đối với những người có nguy cơ cao mắc COVID-19 nghiêm trọng.
Các liều tăng cường trước đây chỉ được khuyến nghị cho những người có nguy cơ cao mắc COVID-19 nặng, nhưng khuyến nghị này đã được mở rộng để áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nhằm giúp tăng khả năng bảo vệ chống lại bệnh COVID-19.
Điều này đặc biệt quan trọng với sự gia tăng nhiều biết thể lây nhiễm hơn và các ca nhiễm COVID-19 nagày càng tăng trên toàn Hoa Kỳ.
Các vắc-xin ngừa COVID-19 được cấp phép hoặc phê duyệt tại Hoa Kỳ vẫn rất có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh nặng, nhập viện và tử vong do COVID-19, thậm chí chống lại nhiều biến chủng. Tuy nhiên, các vắc-xin hiện tại có thể liên quan đến việc giảm khả năng bảo vệ theo thời gian. Các liều tăng cường sẽ làm tăng khả năng bảo vệ từ vắc-xin ngừa COVID-19 và giúp hệ miễn dịch kéo dài lâu hơn.
Nguồn lực và Thông tin Bổ sung
- Các nguồn trợ giúp COVID-19 dành cho các nhóm cụ thể
-
Trẻ em và Thanh niên
- Những điều cha mẹ/người giám hộ cần biết về vắc-xin COVID-19 dành cho trẻ em (PDF)
- Viêm Cơ Tim sau khi Tiêm Vắc-xin Ngừa COVID-19: Những Điều Phụ Huynh và Người Trẻ Tuổi Nên Biết (PDF)
- Thông Tin Vắc-xin Dành Cho Trẻ Em và Thanh Niên có Các Nhu Cầu Chăm Sóc Sức Khỏe Đặc Biệt (PDF) (chỉ có bằng Tiếng Anh)
Người đang cho con bú và/hoặc Đang mang thai
- Vắc-xin Ngừa COVID 19 và sức khỏe sinh sản Luận điểm dành cho nhà cung cấp dịch vụ y tế (PDF) (chỉ có bằng Tiếng Anh)
- Sự Thật Về Vắc-xin - Các Câu Hỏi Thường Gặp Về Sức Khỏe Sinh Sản
Người nhập cư và Người tị nạn
- Hướng Dẫn Thảo Luận Xây Dựng Niềm Tin về Vắc-xin Ngừa COVID-19 dành cho Người Nhập Cư và Người Tị Nạn (PDF) (chỉ có bằng Tiếng Anh)
- Những Lo Lắng Thường Gặp và Sự Thật (PDF)
- COVID-19 Biết Các Quyền của Quý Vị với Tư Cách là Thành Viên Cộng Đồng Nhập Cư (Mạng Lưới Đoàn Kết Người Nhập Cư WA Immigrant)
- Tương Tác Về Vắc-xin Ngừa COVID-19 :: Washington State Department of Health (chỉ có bằng Tiếng Anh)
Người không thể ra khỏi nhà
Có thể tìm thêm các nguồn trợ giúp bổ sung dành cho các cộng đồng cụ thể trên trang web Công bằng và Cùng tham gia Vắc-xin (chỉ có bằng Tiếng Anh)
- Câu hỏi của tôi không được trả lời tại đây. Tôi có thể tìm hiểu thêm bằng cách nào?
-
Các câu hỏi chung có thể gửi đến covid.vaccine@doh.wa.gov.