Vắc-xin Ngừa COVID-19

Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) khuyến cáo (chỉ có tiếng Anh) rằng mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cập nhật năm 2024-2025. 

Những người nhận các liều theo lịch trình mới nhất có nguy cơ mắc bệnh nặng, nhập viện và tử vong do COVID-19 thấp hơn những người chưa nhận hoặc chưa hoàn thành các liều do CDC khuyến nghị.

Ngày 23 tháng 10 năm 2024 - Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) khuyến cáo người lớn từ 65 tuổi trở lên và những người bị suy giảm miễn dịch ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng nên nhận thêm một liều vắc-xin ngừa COVID-19 2024-2025 cập nhật. Khuyến nghị thừa nhận rằng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 ngày càng tăng ở người lớn tuổi, cùng với dữ liệu hiện có về hiệu quả của vắc-xin.

  • Người lớn từ 65 tuổi trở lên nên nhận 2 liều của bất kỳ vắc-xin nào ngừa COVID-19 2024-2025 cách nhau 6 tháng. Nếu cần thiết, có thể nhận mũi thứ hai sớm nhất là 2 tháng sau mũi đầu tiên của vắc-xin ngừa COVID-19 2024-2025. 
  • Những người từ 6 tháng tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng nên nhận ít nhất 2 liều vắc-xin ngừa COVID-19 2024-2025 cách nhau 6 tháng. Tìm hiểu thêm về tiêm ngừa cho người bị suy giảm miễn dịch tại đây.

Hiện có hai loại vắc-xin ngừa COVID-19:

  • Các vắc-xin mRNA
    • Vắc-xin Moderna 2024-2025 ngừa COVID-19 - dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
    • Vắc-xin Pfizer 2024-2025 ngừa COVID-19 - dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
  • Vắc-xin tiểu đơn vị protein
    • Vắc-xin Novavax 2024-2025 ngừa COVID-19 - dành cho người từ 12 tuổi trở lên

Không có khuyến nghị nào về loại vắc-xin ngừa COVID-19 này sẽ tốt hơn loại vắc-xin khác khi có nhiều lựa chọn vắc-xin được khuyến nghị và phù hợp với độ tuổi.

Hãy xem một số tài nguyên dưới đây để tìm hiểu thêm về các khuyến nghị vắc-xin ngừa COVID-19 dành cho quý vị và gia đình:

Department of Health (Sở Y Tế) Tiểu Bang Washington hiện đang cập nhật các trang web và tài liệu để phù hợp với hướng dẫn mới nhất của CDC.

Các Câu Hỏi Thường Gặp

  • Ung thư 
  • Bệnh thận mạn tính 
  • Bệnh gan mạn tính 
  • Bệnh phổi mạn tính 
  • Sa sút trí tuệ hoặc bệnh thần kinh khác 
  • Bệnh tiểu đường (tuýp 1 hoặc 2) 
  • Hội chứng Down 
  • Bệnh tim 
  • Nhiễm HIV 
  • Tình trạng suy giảm miễn dịch (hệ miễn dịch bị suy yếu) 
  • Các tình trạng sức khỏe tâm thần 
  • Thừa cân và béo phì 
  • Mang thai 
  • Bệnh hồng cầu lưỡi liềm hoặc bệnh tan máu bẩm sinh 
  • Hút thuốc, hiện tại hoặc trước đây 
  • Cấy ghép nội tạng hoặc tế bào gốc tạo máu 
  • Đột quỵ hoặc bệnh mạch máu não làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến não 
  • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện
  • Bệnh lao
Tại sao tôi nên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19?

Vắc-xin ngừa COVID-19 có thể bảo vệ quý vị theo nhiều cách:

  • Chúng giảm đáng kể khả năng quý vị bị ốm trầm trọng nếu quý vị nhiễm COVID-19
  • Tiêm vắc-xin đầy đủ giúp giảm khả năng quý vị phải nhập viện và giảm nguy cơ tử vong do COVID-19.
  • Luôn hoàn thành đủ liều vắc-xin ngừa COVID-19 giúp làm giảm nguy cơ quý vị gặp phải tình trạng COVID Kéo Dài (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha).
  • Tiêm vắc-xin làm tăng số người được bảo vệ trong cộng đồng và khiến căn bệnh này khó lây lan hơn
  • Các chuyên gia vẫn tiếp tục nghiên cứu khả năng vắc-xin giúp ngăn chặn mọi người lây lan vi-rút cho những người khác. 

Những người không tiêm vắc-xin vẫn có thể nhiễm vi-rút và lây sang cho người khác. Một số người không thể tiêm vắc-xin vì các lý do y tế và điều này khiến cho họ đặc biệt dễ bị mắc COVID-19. Nếu quý vị không tiêm vắc-xin, quý vị cũng có nguy cơ nhập viện hoặc tử vong cao hơn do biến thể COVID-19. Tiêm vắc-xin giúp bảo vệ quý vị và gia đình, hàng xóm cùng cộng đồng của quý vị.

Tôi nhận vắc-xin ở đâu? 

Tìm vắc-xin tại hoặc Vaccines.gov (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha).

Có phải trả phí khi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 không?

Giống như các loại vắc-xin khác, vắc-xin ngừa COVID-19 được hầu hết các chương trình bảo hiểm chi trả. Vắc-xin ngừa COVID-19 sẽ tiếp tục được cung cấp miễn phí cho mọi trẻ em ở tiểu bang Washington cho đến sinh nhật thứ 19 của các em thông qua Childhood Vaccine Program (Chương Trình Tiêm Chủng Cho Trẻ Em) (chỉ có tiếng Anh). Ngoài ra còn có các chương trình dành cho người lớn có thể hỗ trợ thanh toán chi phí tiêm vắc-xin nếu họ không có bảo hiểm y tế hoặc chương trình của họ không chi trả cho vắc-xin. Nếu quý vị là người lớn trên 19 tuổi không có bảo hiểm hoặc bảo hiểm chi trả thấp, quý vị đủ điều kiện để tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 năm 2024-2025 với chi phí thấp thông qua một nhà cung cấp tham gia Washington State Adult Vaccine Program (AVP, Chương Trình Tiêm Chủng Cho Người Lớn của Tiểu Bang Washington) (chỉ có tiếng Anh). Nhà cung cấp AVP có thể tính phí hành chính để tiêm vắc-xin, nhưng quý vị có thể yêu cầu miễn phí này nếu không có khả năng chi trả. Quý vị không thể bị từ chối tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 từ nhà cung cấp AVP chỉ vì không có khả năng chi trả. Quý vị có thể tìm thấy các nhà cung cấp tham gia bằng cách sử dụng sơ đồ nhà cung cấp AVP (chỉ có tiếng Anh). Quý vị có thể gọi cho nhà cung cấp AVP ở gần mình để biết thêm thông tin về tình trạng sẵn có và lịch tiêm.

Những ai nên nhận liều bổ sung vắc-xin ngừa COVID-19? 

Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) khuyến nghị mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nhận ít nhất 1 liều vắc-xin ngừa COVID-19 được cập nhật năm 2024-2025.

  • Trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi có thể cần nhận nhiều liều tùy theo số liều đã nhận trước đó. 
  • Một số người bị suy giảm miễn dịch có thể đủ điều kiện nhận liều bổ sung. Vui lòng tham khảo hướng dẫn của CDC (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha). 
Khi nào thì tôi được coi là đã hoàn thành đủ liều vắc-xin ngừa COVID-19? 

Quý vị đã hoàn thành đủ liều vắc-xin ngừa COVID-19 (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha) nếu đã nhận liều gần đây nhất được CDC khuyến nghị cho quý vị.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi bị ốm sau khi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19?

Cũng như các loại vắc-xin thông thường khác, vắc-xin ngừa COVID-19 thường đi cùng với các tác dụng phụ, chẳng hạn như đau cánh tay, sốt, nhức đầu hoặc mệt mỏi sau khi tiêm vắc-xin. Đó là các dấu hiệu cho thấy vắc-xin đang phát huy tác dụng. Tìm hiểu thêm về các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi nhận vắc-xin COVID-19.

Nếu quý vị bị bệnh sau khi tiêm vắc-xin, quý vị nên báo cáo sự kiện bất lợi cho Vaccine Adverse Event Reporting System (VAERS, Hệ Thống Báo Cáo Sự Kiện Bất Lợi Với Vắc-xin) (chỉ có bằng Tiếng Anh). Một “sự kiện bất lợi” là bất kỳ vấn đề sức khỏe hay tác dụng phụ nào diễn ra sau khi tiêm vắc-xin. Để biết thêm thông tin về Vaccine Adverse Event Reporting System (VAERS, Hệ Thống Báo Cáo Tác Dụng Phụ của Vắc-xin) và tính an toàn của vắc-xin, hãy truy cập trang web Thông Tin An Toàn về Vắc-xin (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha) của Department of Health (DOH, Sở Y Tế).

Tôi có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 khi tôi đang tiêm các vắc-xin thông thường không?

Có. Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP, Ủy Ban Tư Vấn về Thực Hành Chủng Ngừa) đã thay đổi khuyến nghị của họ vào ngày 12 tháng 5 năm 2021. Hiện tại quý vị có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cùng lúc với các loại vắc-xin khác.

Quý vị không cần sắp xếp lịch tiêm các loại vắc-xin nhà trường bắt buộc cho con em quý vị (chỉ có bằng Tiếng Anh) hoặc các loại vắc-xin được khuyến nghị khác riêng biệt với lịch tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Lịch hẹn tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 là một cơ hội khác để con em quý vị tiêm đúng hẹn tất cả các loại vắc-xin mà trẻ được khuyến nghị.

Tôi có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 không nếu tôi đang mang thai, đang cho con bú hoặc dự định mang thai?

Có, dữ liệu cho thấy vắc-xin ngừa COVID-19 an toàn trong suốt quá trình mang thai. Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh), American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG, Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ), và Society for Maternal-Fetal Medicine (SMFM, Hiệp Hội Y Khoa Bà Mẹ - Thai Nhi) (chỉ có bằng Tiếng Anh) khuyến nghị tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc dự định mang thai. Thậm chí, một số nghiên cứu cho thấy nếu quý vị đã được tiêm vắc-xin, con của quý vị có thể được truyền kháng thể ngừa COVID-19 trong suốt quá trình mang thai và cho con bú sữa mẹ. Phụ nữ mang thai chưa được tiêm vắc-xin khi nhiễm COVID-19 có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như sinh non hoặc thai bị chết lưu. Ngoài ra, người nhiễm COVID-19 khi đang mang thai có nguy cơ cần hỗ trợ hồi sinh tim phổi nâng cao và đặt ống thở cao gấp hai đến ba lần bình thường.

Để tìm hiểu thêm các nguồn trợ giúp về việc nhận vắc-xin COVID-19 cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, vui lòng xem thông tin cập nhật trên trang web One Vax, Two Lives

Người dưới 18 tuổi có thể tiêm vắc-xin được không?

Tại thời điểm này, 2 loại vắc-xin COVID-19 Pfizer-BioNTech (Pfizer) và Moderna được phép sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin Novavax dành cho những người trên 12 tuổi theo Emergency Use Authorization (EUA, Giấy Phép Sử Dụng Khẩn Cấp).

Thanh thiếu niên dưới 17 tuổi có thể cần được sự chấp thuận của cha mẹ hoặc người giám hộ (chỉ Tiếng Anh) để được tiêm vắc-xin, trừ khi trẻ sống tự do về mặt pháp lý.

Hãy kiểm tra với phòng khám tiêm vắc-xin để biết yêu cầu của họ trong việc xuất trình bằng chứng chấp thuận của cha mẹ hoặc sống tự do về mặt pháp lý.

Tại sao tôi nên quan ngại về việc con của tôi nhiễm COVID-19?

Từ khi bắt đầu dịch bệnh, hơn 15 triệu trẻ em tại Hoa Kỳ đã nhiễm COVID-19. Các biến thể COVID-19 mới hiện đang gây ra hầu hết các ca lây nhiễm và nhập viện ở Hoa Kỳ.

Mặc dù nhiễm COVID-19 ở trẻ em thường nhẹ hơn ở người lớn, nhưng trẻ em vẫn có thể ốm nặng và lây lan cho bạn bè và gia đình, những người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc dễ mắc bệnh theo những cách khác. Một nửa số ca tử vong ở trẻ em do COVID-19 được báo cáo tại Hoa Kỳ là trẻ em không có bệnh nền.

Những trẻ bị nhiễm COVID-19 có thể phát triển các triệu chứng "COVID-19 kéo dài" hoặc dai dẳng, thường bao gồm sương mù não, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt và thở ngắn. Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để giữ cho trẻ khỏe mạnh và an toàn.

Trẻ em nhiễm COVID-19 có thể có nguy cơ mắc Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) cao hơn. MIS-C là một bệnh lý mà những phần khác trong cơ thể có thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa. Mặc dù vẫn chưa biết được điều gì gây nên MIS-C, nhưng nhiều trẻ mắc MIS-C nhiễm COVID-19, hoặc ở gần một người nhiễm COVID-19. MIS-C có thể nghiêm trọng, thậm chí tử vong, nhưng hầu hết trẻ em được chẩn đoán mắc chứng bệnh này có thể trở nên khá hơn khi được chăm sóc y tế.

Làm sao chúng ta nhận biết được các loại vắc-xin là an toàn và hiệu quả cho trẻ em?

Để đảm bảo rằng vắc-xin COVID-19 là an toàn, Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) đã mở rộng và tăng cường năng lực quốc gia trong việc theo dõi sự an toàn của vắc-xin. Do đó, các chuyên gia về an toàn vắc-xin có thể theo dõi và phát hiện các vấn đề chưa được ghi nhận trong các quá trình thử nghiệm lâm sàng vắc-xin COVID-19.

Những tình trạng y tế tiềm ẩn nào khiến quý vị có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn do COVID-19?

Những người ở bất kỳ độ tuổi nào mắc các bệnh lý được liệt kê dưới đây có nhiều khả năng mắc bệnh nặng do COVID-19. Vắc-xin ngừa COVID-19 (liều ban đầu và liều bổ sung) và những biện pháp phòng ngừa COVID-19 khác rất quan trọng, nhất là khi quý vị lớn tuổi hoặc có nhiều bệnh lý hoặc mắc bệnh nặng bao gồm những bệnh có trong danh sách này. Danh sách này không bao gồm tất cả các bệnh lý có khả năng xảy ra khiến quý vị có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn do COVID-19. Nếu quý vị có một bệnh lý không được liệt kê ở đây, hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về cách kiểm soát bệnh lý và bảo vệ quý vị tốt nhất khỏi COVID-19. 

  • • Ung thư 
  • • Bệnh thận mạn tính 
  • • Bệnh gan mạn tính 
  • • Bệnh phổi mạn tính 
  • • Sa sút trí tuệ hoặc bệnh thần kinh khác 
  • • Bệnh tiểu đường (tuýp 1 hoặc 2) 
  • • Hội chứng Down 
  • • Bệnh tim 
  • • Nhiễm HIV 
  • • Tình trạng suy giảm miễn dịch (hệ miễn dịch bị suy yếu) 
  • • Các tình trạng sức khỏe tâm thần 
  • • Thừa cân và béo phì 
  • • Mang thai 
  • • Bệnh hồng cầu lưỡi liềm hoặc bệnh tan máu bẩm sinh 
  • • Hút thuốc, hiện tại hoặc trước đây 
  • • Cấy ghép nội tạng hoặc tế bào gốc tạo máu 
  • • Đột quỵ hoặc bệnh mạch máu não làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến não 
  • • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện
  • • Bệnh lao
Những người bị suy giảm miễn dịch trung bình hoặc nghiêm trọng có cần giấy ghi chú/đơn thuốc của bác sĩ hoặc các tài liệu khác để nhận những liều vắc-xin này hay không?

Không, các cá nhân có thể tự nhận biết và nhận được tất cả các liều ở bất kỳ nơi nào có cung cấp vắc-xin. Điều này sẽ đảm bảo rằng không có thêm rào cản nào trong việc tiếp cận vắc-xin của nhóm dân số này. Nếu những người bị suy giảm miễn dịch có thắc mắc về tình trạng y tế cụ thể của mình, họ có thể thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để xem xét việc nhận liều bổ sung có phù hợp với họ hay không.

Câu hỏi của tôi không được giải đáp tại đây. Tôi có thể tìm hiểu thêm bằng cách nào?

Các câu hỏi chung có thể gửi đến covid.vaccine@doh.wa.gov.

Các nguồn trợ giúp COVID-19 dành cho các nhóm cụ thể

Các nguồn trợ giúp COVID-19 dành cho các nhóm cụ thể

Trẻ em và Thanh niên

Người đang cho con bú và/hoặc Đang mang thai

Người nhập cư và Người tị nạn

Có thể tìm thêm các nguồn trợ giúp bổ sung dành cho các cộng đồng cụ thể trên trang web Công bằng và Cùng tham gia Vắc-xin (chỉ có bằng Tiếng Anh)

Quý vị có câu hỏi?

Câu hỏi của tôi không được trả lời tại đây. Tôi có thể tìm hiểu thêm bằng cách nào?

Các câu hỏi chung có thể gửi đến covid.vaccine@doh.wa.gov.