Kiến thức về sức khoẻ là gì?
Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) đã cập nhật định nghĩa kiến thức về sức khoẻ (chỉ Tiếng Anh) vào năm 2020 như là một phần của sáng kiến Healthy People 2030. Định nghĩa mới này cho biết những kiến thức về sức khoẻ của cả các cá nhân và tổ chức.
- Kiến thức về sức khoẻ cá nhân nói đến cách một người có thể tìm hiểu và nhận biết các thông tin về sức khoẻ, dịch vụ mà họ cần. Cùng với đó là việc sử dụng thông tin và dịch vụ để đưa ra quyết định đúng đắn cho sức khoẻ.
- Kiến thức về sức khoẻ tổ chức nói đến cách các tổ chức giúp mọi người tìm hiểu thông tin và dịch sức khoẻ mà họ cần. Trong đó bao gồm việc giúp mọi người sử dụng thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn cho sức khoẻ.
9/10 người trưởng thành tại Hoa Kỳ đang thiếu kiến thức về sức khoẻ. Ngay cả những người biết đọc cũng có thể đang gặp phải các vấn đề về sức khoẻ khi họ sợ hãi, căng thẳng hoặc lo lắng.
Tại sao kiến thức về sức khoẻ lại quan trọng?
Tất cả chúng ta đều có thể tìm hiểu, nhận biết, sử dụng thông tin và dịch vụ sức khoẻ tại một số thời điểm trong cuộc sống. Kiến thức về sức khoẻ có thể giúp quý vị phòng tránh các vấn đề liên quan tới sức khoẻ cũng như quản lý tốt hơn khi các vấn đề đó xảy ra.
Những người có kiến thức kỹ năng về sức khoẻ tốt hơn sẽ có nhiều khả năng khoẻ mạnh hơn. Đó là vì các kiến thức kỹ năng về sức khoẻ có thể giúp quý vị:
- Tìm hiểu và nhận biết các thông tin chính xác để đưa ra quyết định sáng suốt cho sức khoẻ
- Nhận dịch vụ chăm sóc y tế mà quý vị cần để điều trị và phòng ngừa bệnh tật
- Uống đúng loại thuốc
- Quản lý bệnh, nhất là các bệnh mãn tính
- Điều hướng các hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phức tạp
Quý vị có thể làm gì để tăng kiến thức về sức khoẻ?
Điều quan trọng là các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và các chuyên gia y tế công cộng phải đảm bảo bệnh nhân hiểu về thông tin sức khoẻ, cũng có các bước mà quý vị có thể thực hiện để nâng cao kiến thức về sức khoẻ của mình:
- Hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của quý vị (chỉ Tiếng Anh) nếu quý vị có bất kỳ điều gì không hiểu. Đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về tình trạng sức khoẻ của quý vị, các lựa chọn điều trị, thuốc và xét nghiệm. Quý vị cũng có thể viết ra câu hỏi và mang đến các buổi thăm khám.
- Nhắc lại những gì nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đã nói bằng chính lời nói của quý vị để đảm bảo quý vị đã hiểu. Điều này tạo cơ hội cho các nhà cung cấp được giải thích rõ những gì quý vị chưa nghe được hoặc có thể chưa hiểu tường tận.
- Hỏi thông tin bằng ngôn ngữ mà quý vị hiểu rõ nhất. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ được yêu cầu cung cấp thông tin sức khoẻ mà quý vị có thể hiểu, bất kể quý vị sử dụng ngôn ngữ nào. Quý vị có thể yêu cầu thông dịch viên để giúp phiên dịch và yêu cầu tài liệu văn bản bằng ngôn ngữ mà quý vị đọc được.
- Yêu cầu các bản in thông tin hoặc tài liệu khác để giúp quý vị tìm hiểu thêm về tình trạng sức khoẻ hoặc lựa chọn điều trị.
- Đi cùng một người bạn mà quý vị tin tưởng hoặc người thân đến buổi thăm khám, nếu có thể. Những người đó có thể giúp quý vị ghi chép lại thông tin trong trường hợp quý vị bỏ xót, nhất là khi quý vị bị ốm hoặc căng thẳng.
- Tìm nguồn thông tin đáng tin cậy về sức khoẻ. Kiểm tra nguồn thông tin của quý vị (chỉ Tiếng Anh) để đảm bảo quý vị nhận được thông tin chính xác hoặc hỏi nhà cung cấp của quý vị về nơi có thể tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy.
Tìm thêm nguồn trợ giúp:
- Health Literacy (Centers for Disease Control and Prevention) (chỉ Tiếng Anh)
- Health Literacy (National Library of Medicine, (Thư Viện Y Khoa Quốc Gia)) (chỉ Tiếng Anh)
- Healthfinder.gov (chỉ Tiếng Anh)
- Thanh thiếu niên: Câu hỏi mà quý vị có thể hỏi bác sĩ của mình (chỉ Tiếng Anh)