COVID-19

This page is being reviewed for updates. The Washington State Department of Health has updated its guidance for what to do if you are sick with COVID-19 or were exposed to COVID-19. This page may have content that is inconsistent with the new guidance.

Đường dây nóng cung cấp thông tin về COVID-19

Nếu quý vị có câu hỏi về COVID-19, hãy gọi số 1-800-525-0127 và nhấn phím 7. Khi họ trả lời, nói ngôn ngữ của quý vị để tiếp cận dịch vụ phiên dịch. Đường dây nóng hoạt động từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối Thứ Hai, và từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều Thứ Ba đến Chủ Nhật (và các ngày nghỉ lễ chính thức).

Quý vị không thể ra khỏi nhà và cần tiêm vắc-xin COVID-19?

Có ba cách để đăng ký.

Chăm Sóc Sức Khoẻ, WA - Sống Khoẻ Mạnh và An Toàn Hơn Qua Thời Điểm COVID-19

Bây giờ chúng ta biết rằng COVID-19 sẽ luôn hiện hữu trong tương lai gần. Điều quan trọng là phải hiểu cách chúng ta sống, đồng thời giữ an toàn tốt nhất có thể cho bản thân, những người thân yêu và cộng đồng của chúng ta. Vậy chúng ta làm điều đó như thế nào? Bằng cách sử dụng tất cả công cụ mà chúng ta học được cho đến nay: nhận vắc-xin và mũi tăng cường, thực hiện xét nghiệm và ở nhà nếu bị ốm hoặc tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang ở nơi đông người và giữ khoảng cách với nhau.

Dưới đây là những điều quý vị cần biết khi chúng ta bước vào một giai đoạn mới của cuộc sống, cùng chung sống với COVID-19 trong cộng đồng.

Hãy Hành Động, Hãy Chăm Sóc Sức Khoẻ

Decorative

Nhận Vắc-xin và Liều Tăng Cường

Vắc-xin và liều tăng cường ngừa COVID-19 là biện pháp bảo vệ số một chống lại việc nhiễm bệnh và bệnh nặng.

Tìm Hiểu Thêm

Decorative

Hiểu Rõ Khi Nào Cần Xét Nghiệm

Giảm nguy cơ lây lan COVID-19 bằng cách xét nghiệm nếu quý vị cảm thấy bị ốm, đang tham gia một buổi tụ tập hoặc đã tiếp xúc với người nhiễm COVID-19.

Tìm Hiểu Thêm

Decorative

Đeo Khẩu Trang

Đeo khẩu trang được chứng minh là có thể làm chậm sự lây lan của COVID-19 và vẫn được yêu cầu sử dụng trong một vài cơ sở.

Tìm Hiểu Thêm

 

Nếu Hiện Tại Quý Vị Đã Nhiễm COVID-19

Xem Các Hướng Dẫn Mới Nhất

Ở nhà và tránh xa những người khác, đồng thời tuân thủ các hướng dẫn cách ly mới nhất.

Tìm Hiểu Thêm

Tiến Hành Điều Trị

Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị để tìm hiểu về các lựa chọn điều trị.

Tìm Hiểu Thêm

Nhận Hỗ Trợ để Hồi Phục

Nhận bữa ăn và thuốc men, hỗ trợ chăm sóc trẻ em cùng các dịch vụ khác trong khi quý vị hồi phục từ COVID-19.

Tìm Hiểu Thêm

Hội Chứng COVID Kéo Dài

Những người nhiễm COVID-19 có thể có các triệu chứng kéo dài hàng tuần đến hàng năm sau khi nhiễm bệnh. Ngăn ngừa hội chứng COVID kéo dài bằng cách ngăn ngừa việc nhiễm COVID-19.

Tìm Hiểu Thêm

Nguồn lực và Thông tin Bổ sung

Các triệu chứng, dấu hiệu và biện pháp ngăn ngừa COVID-19

Các triệu chứng chính của COVID-19 như sau:

  • Ho, thở gấp hoặc khó thở, sốt, ớn lạnh, đau cơ, đau họng, mới bị mất vị giác hoặc khứu giác. Các triệu chứng khác ít phổ biến hơn bao gồm buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Gọi 911 nếu quý vị nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp về COVID-19 sau đây:
    • Khó thở
    • Đau hoặc tức ngực liên tục
    • Đột nhiên lú lẫn
    • Không thể thức giấc hay tỉnh táo
    • Da, môi hoặc móng tay màu nhợt nhạt, xám hoặc tái xanh, tùy thuộc vào tông màu da
  • Những nhóm người nào có nguy cơ?
    • Người cao tuổi, những người có tình trạng y tế khác ở bất cứ độ tuổi nào và phụ nữ có thai có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nặng do COVID-19 hơn những người khác.

Tôi có thể bảo vệ bản thân và gia đình mình như thế nào?

  • Tiêm vắc-xin và nhận liều tăng cường khi đủ điều kiện.
  • Ở nhà nếu quý vị bị ốm.
  • Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với người khác sáu feet (hai mét) khi quý vị đi tới những nơi công cộng đông đúc.
  • Tránh đám đông và những nơi thông khí kém.
  • Rửa tay thường xuyên hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay.
  • Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy.
  • Không chạm tay lên mặt, miệng, mũi hoặc mắt.
  • Vệ sinh các bề mặt trong nhà quý vị.
  • Nếu quý vị có các triệu chứng của COVID-19, hãy tới thăm khám nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của mình. Nếu quý vị không có nhà cung cấp hoặc bảo hiểm y tế, hãy liên hệ để đặt hẹn khám chữa bệnh từ xa miễn phí (Tiếng Anh) với Department of Health (DOH, Sở Y Tế).
Ghé thăm các cửa hàng và địa điểm công cộng một cách an toàn hơn

Có một số điều mà quý vị có thể ghi nhớ để bảo vệ bản thân và những người khác trước và sau khi quý vị đi ra ngoài và đi xa nhà.

Trước khi rời khỏi nhà:

  • Hạn chế đến cửa hàng hoặc nơi công cộng khác càng nhiều càng tốt nếu quý vị bị ốm. Nhờ một thành viên gia đình hoặc bạn bè lấy hàng cho quý vị.
  • Cân nhắc đặt hàng trực tuyến các đồ tạp hóa, thuốc men và những vật dụng khác để giao về nhà cho quý vị.
  • Cân nhắc đến cửa hàng trong giờ ít đông đúc hơn nếu có thể.
  • Rửa tay trước khi rời khỏi nhà.

Khi ở trong nhà tại những không gian đông đúc:

  • Đeo khẩu trang che mũi và miệng của quý vị.
  • Giữ khoảng cách ít nhất sáu feet (hai mét) giữa quý vị và người khác, thậm chí trong khi xếp hàng thanh toán.
  • Che miệng khi quý vị ho hoặc hắt hơi.
  • Không chạm vào mặt.
  • Nếu đi mua sắm, hãy sử dụng dung dịch sát khuẩn tay hoặc khăn khử trùng để lau sạch tay cầm xe đẩy hoặc giỏ mua hàng.

Khi trở về nhà:

  • Giặt đồ che mặt và cất giữ ở nơi an toàn. Vứt bỏ khẩu trang sử dụng một lần.
  • Rửa tay.
  • Áp dụng thực hành an toàn thực phẩm. Không khử trùng các sản phẩm thực phẩm. Rửa trái cây và rau củ như thường lệ.
Phụ nữ mang thai, em bé và COVID-19

Những điều nên biết nếu quý vị đang mang thai

  • Những người đang mang thai hoặc gần đây mang thai có nguy cơ cao hơn sẽ bị bệnh nặng do COVID-19 so với những người không mang thai.
  • Những người bị nhiễm COVID-19 trong khi mang thai cũng có nguy cơ sinh non (sinh trước 37 tuần) và thai chết lưu, đồng thời có thể tăng nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ khác.
  • Những người đang mang thai hoặc gần đây mang thai và những người mà họ tiếp xúc nên thực hiện các bước này để giúp tự bảo vệ họ không nhiễm COVID-19:
    • Tiêm vắc-xin và liều tăng cường.
    • Đeo khẩu trang.
    • Cách xa người khác sáu feet (hai mét), tránh đám đông và những nơi thông khí kém.
    • Thực hiện xét nghiệm để tránh lây bệnh cho người khác.
    • Thường xuyên rửa tay và che mặt khi ho và hắt hơi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy.
    • Thường xuyên vệ sinh và khử trùng nhà của quý vị.
    • Theo dõi sức khỏe hàng ngày.
    • Gọi điện ngay cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu họ có bất cứ lo ngại nào về tình trạng mang thai của mình, nếu họ bị ốm hoặc cho rằng mình có thể đã nhiễm COVID-19.

Mang thai và vắc-xin ngừa COVID-19

  • Khuyến nghị tiêm phòng ngừa COVID-19 cho những người đang mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, hiện đang cố gắng mang thai hoặc có thể có thai trong tương lai.
  • Bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả của việc tiêm phòng ngừa COVID-19 trong thai kỳ đang ngày càng tăng. Dữ liệu cho thấy rằng lợi ích của việc tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 nhiều hơn bất kỳ rủi ro tiêm vắc-xin trong khi mang thai nào biết được hoặc có khả năng xảy ra.
  • Những người mang thai nên nhận một liều tăng cường của vắc-xin ngừa COVID-19 khi đủ điều kiện.
  • Vắc-xin ngừa COVID-19 không gây nhiễm COVID-19, bao gồm cả người mang thai hoặc em bé của họ.
  • Hiện không có bằng chứng cho thấy bất kỳ vắc-xin nào, bao gồm vắc-xin ngừa COVID-19, gây ra các vấn đề vô sinh ở nữ giới hoặc nam giới.
  • Quý vị đang mang thai và có thêm thắc mắc về vắc-xin ngừa COVID-19? Hãy trò chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc liên hệ các chuyên gia của MotherToBaby, họ luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi qua điện thoại hoặc trò chuyện. Dịch vụ bảo mật, miễn phí này hoạt động từ thứ Hai đến thứ Sáu, 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Truy cập MotherToBaby (Tiếng Anh) để trò chuyện trực tiếp hoặc gửi email hay gọi đến số 1-866-626-6847 (chỉ có bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha).

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh nếu trẻ mắc COVID-19

  • Hầu hết những em bé mới sinh của người nhiễm COVID-19 trong thời gian mang thai không nhiễm COVID-19 khi trẻ được sinh ra.
  • Hầu hết những em bé mới sinh có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng và đã hồi phục. Các báo cáo chỉ ra rằng một số trẻ sơ sinh phát triển bệnh nặng do COVID-19.
  • Nếu quý vị đang cách ly do nhiễm COVID-19 và mới sinh em bé, hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây cho đến khi quý vị kết thúc thời gian cách ly:
    • Ở nhà để cách ly mình với những người khác không sống cùng quý vị.
    • Cách ly (tránh xa) những thành viên khác trong gia đình chưa nhiễm bệnh và đeo khẩu trang ở những khu vực sinh hoạt chung.
    • Tìm một người chăm sóc khỏe mạnh đã được tiêm phòng đầy đủ và không có nguy cơ cao mắc bệnh nặng để chăm sóc cho em bé mới sinh của quý vị. Nếu có thể, hãy hút sữa để người chăm sóc khác có thể cho em bé bú. Nếu quý vị cho trẻ uống sữa công thức, hãy nhờ người chăm sóc pha sữa.
    • Tuân thủ các biện pháp phòng tránh được khuyến nghị nếu quý vị phải chăm sóc em bé mới sinh trước khi kết thúc thời gian cách ly, bao gồm đeo khẩu trang trong khi bồng bế hoặc cho em bé bú.
    • Theo dõi các triệu chứng của COVID-19 đối với em bé mới sinh.
  • Bằng chứng hiện tại cho thấy rằng sữa mẹ không có khả năng truyền vi-rút sang cho em bé. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những người đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 truyền kháng thể bảo vệ cho em bé của họ thông qua sữa mẹ. Nếu quý vị nhiễm COVID-19 và chọn cho con bú hoặc nuôi con bằng sữa mẹ:
    • Rửa tay trước khi cho con bú hoặc hút sữa.
    • Đeo khẩu trang trong khi cho con bú hoặc hút sữa và mỗi khi quý vị ở trong phạm vi sáu feet (hai mét) với em bé của mình.

Perinatal Support Washington Warm Line (Đường Dây Hỗ Trợ Chu Sinh Washington Warm Line) luôn sẵn sàng hỗ trợ tất cả những cha mẹ mới và sắp trở thành cha mẹ hoặc những người thân của họ, bất cứ khi nào họ cần thông tin và hỗ trợ về sức khỏe tinh thần. Hãy gọi cho Perinatal Support Washington Warm Line theo số 1-888-404-7763 hoặc truy cập www.perinatalsupport.org/warm-line (Tiếng Anh). Nhắn tin hoặc gửi email đến warmline@perinatalsupport.org.

Điều quan trọng là phải nhận được sự giúp đỡ. Đường dây hỗ trợ phục vụ trực tiếp từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, 9:00 sáng đến 4:30 chiều (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha). Vào buổi tối và cuối tuần, vui lòng để lại tin nhắn và sẽ có người gọi lại cho quý vị trong vòng 1-12 giờ. Đường dây hỗ trợ được phục vụ bởi các nhân viên xã hội, chuyên gia trị liệu được cấp phép hoặc những cha mẹ từng bị trầm cảm hay lo lắng sau sinh.

Chăm sóc bản thân và gia đình quý vị.

Washington Listens (Washington Lắng Nghe): Nếu quý vị cần trò chuyện với ai đó về tình trạng căng thẳng do COVID-19 gây ra, hãy gọi đến Washington Listens theo số 1-833-681-0211. Luôn có người sẵn sàng trò chuyện từ 9:00 giờ sáng đến 9:00 giờ tối từ thứ Hai đến thứ Sáu và từ 9:00 giờ sáng đến 6:00 giờ tối vào các ngày cuối tuần. TTY và dịch vụ tiếp cận ngôn ngữ luôn có sẵn. Quý vị cũng có thể tìm thêm các nguồn trợ giúp về sức khỏe tinh thần và cảm xúc tại đây (Tiếng Anh).

  • Luôn theo dõi tin tức về tình hình dịch bệnh hiện tại và các khuyến nghị bổ sung với thông tin từ cơ quan truyền thông tin cậy, cơ quan y tế công cộng và địa phương, cũng như các cập nhật từ trang web của cơ quan y tế công cộng.
  • Lập danh sách các nguồn trợ giúp cộng đồng như số điện thoại, trang web và tài khoản truyền thông xã hội. Quý vị có thể thêm các trường học, bác sĩ, tổ chức sức khỏe công cộng, dịch vụ xã hội, trung tâm cộng đồng về sức khỏe tinh thần và các đường dây nóng.
  • Giữ liên lạc với các thành viên trong gia đình và bạn bè qua điện thoại hoặc dịch vụ trực tuyến.
  • Có sẵn các vật dụng sức khỏe cơ bản (như xà phòng, nước rửa tay gốc cồn, khăn giấy, nhiệt kế, thuốc giảm sốt và bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà).
  • Cố gắng dự trữ nguồn cung cấp thuốc mà quý vị hoặc các thành viên gia đình thường xuyên sử dụng.

Hỗ trợ cho các thành viên trẻ trong gia đình quý vị

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ và kết nối liên tục từ bạn bè và gia đình bằng cách nói chuyện với họ qua điện thoại, tin nhắn, email hoặc truyền thông xã hội.
  • Nếu tin tức khiến con cái quý vị lo lắng, hãy nhớ nghỉ ngơi. Nói chuyện với các con để làm rõ thông tin mà trẻ có thể nhận được từ Internet hoặc các nguồn thông tin khác.
  • Tập trung hỗ trợ trẻ bằng cách khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và giúp trẻ hiểu rõ về tình hình hiện tại.
  • Nói về những suy nghĩ mà trẻ đang có và tôn trọng trẻ.
  • Giúp trẻ thể hiện suy nghĩ qua những bức tranh vẽ hoặc các hoạt động khác.
  • An ủi và kiên nhẫn hơn một chút so với bình thường.